tailieunhanh - VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 2
VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 2 Ngày nay, ta không biết đích xác vua Trần Nhân Tông đã viết hai tác phẩm ấy vào thời điểm nào. Nhưng chắc chắn là Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, qua nội dung của chính nó, phải được vua Trần Nhân Tông viết vào thời gian sau khi đã sống ở núi Yên Tử, tức sau tháng 8 năm Kỷ Hợi (1299), năm mà ĐVSKTT đã ghi “Thượng hoàng từ phủ Thiên Trường lại xuất gia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh”, vì bài ca này đã nói. | VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 2 Ngày nay ta không biết đích xác vua Trần Nhân Tông đã viết hai tác phẩm ấy vào thời điểm nào. Nhưng chắc chắn là Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca qua nội dung của chính nó phải được vua Trần Nhân Tông viết vào thời gian sau khi đã sống ở núi Yên Tử tức sau tháng 8 năm Kỷ Hợi 1299 năm mà ĐVSKTT đã ghi Thượng hoàng từ phủ Thiên Trường lại xuất gia vào núi Yên Tử tu khổ hạnh vì bài ca này đã nói tới việc Yên bề phận khó Kiếm chốn dưỡng thân Khuất tĩnh non cao Náu mình sơn dã Vượn mừng hủ hỷ Làm bạn cùng ta Vắng vẻ ngàn kia Thân làm hỷ xả. Đem mình náu tới Cảnh vắng ngàn kia Dốc chí tu hành Giấy sồi bô bả. Viết như thế này rất gần với những gì mà Huyền Quang tả về chùa Vân Yên và cuộc sống của vua Trần Nhân Tông ở đây Cảnh tốt hòa lành Đồ tựa vẽ tranh Chỉn ấy trời thiêng mẽ khéo Hèn chi vua Bụt tu hành. Chim óc bạn cắn hoa nâng cúng Vượn bồng con kề cửa nghe kinh Nương am vắng Bụt hiện từ bi gió hiu hiu mây nhè nhẹ Kề song thưa thầy ngồi thiền định trăng vằng vặc núi xanh xanh. Mặc cà sa nằm trướng giấy màng chi châu đầy lẫm ngọc đầy rương. Quên ngọc thực bỏ hương giao cắp nạnh cà một vò tương một hũ. Thầy tu trước đã nên Phật quả Tiểu tu sau còn vị tỳ kheo. Còn Cư trần lạc đạo phú thì thật khó mà xác định vua Trần Nhân Tông đã viết ra vào lúc nào trong cuộc đời mình. Có người bảo là nó được viết ra trước lúc vua đi xuất gia tức trước năm 1299. Chắc hẳn khi nói thế họ đã dựa vào hai câu mở đầu của bài phú này Mình ngồi thành thị Nết dụng sơn lâm để khẳng định vua Trần Nhân Tông đang còn sống ở thành Thăng Long mà lòng vua đã hoàn toàn an nhàn tự tại như sống ở rừng núi. Nhưng cũng chính trong bài phú đó ở Hội thứ 5 ta đã gặp Thiền ngỏ năm câu nằm nhãng trong quê Hà Hữu Kinh xem ba biến ngồi ngơi mái quốc Tân La Trong đạo nghĩa khoáng cơ quan đà lọt lẫn trường kinh cửa tổ Lánh thị phi ghê thanh sắc ngại chơi bời dặm liễu đường hoa Áo miễn chăn đầm ấm qua mùa hoặc chằm hoặc xể Cơm cùng cháo đói no đòi bữa dầu bạc dầu thoa Viết như .
đang nạp các trang xem trước