tailieunhanh - Đề tài "Không gian nghệ thuật trong thơ Lý Bạch"
Trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc, đời đường có vị trí khá đặc biệt. Nếu đời Hán là một triều đại có chế độ phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh đầu tiên của Trung Quốc thì đời Đường là thời kỳ cực thịnh của xã hội phong kiến đó. Ở đời Đường, Trung Quốc là một quốc gia phát triển, phồn vinh trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội văn hoá. | Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) viết: Hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong tường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này bên kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối cao thấp, xa, gần, rộng dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng (gần nhau đây mà xa biết bao nhiêu. Giữa hai đứa mênh mông là biển rộng - Tố Hữu). Do vậy không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không gian quy được vào không gian địa lý. Không gian, nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hoá các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật có thể mang tính địa điểm, tính phân giới, dùng để mô hình hoá các phạm trù thời gian như bước đường đời, con đường cách mạng. Không gian nghệ thuật có thể mang tính cản trở, để mô hình hoá các kiểu tính cách con người.
đang nạp các trang xem trước