tailieunhanh - TÁC PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG -1

TÁC PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG Tác giả: Lê Mạnh Phát 1 1. LỜI DẪN Phần thơ văn Trần Nhân Tông sẽ chia làm sáu bộ phận. Đó là thơ, phú, bài giảng, ngữ lục, văn xuôi và văn thư ngoại giao. 1. Thơ Về thơ, chúng tôi dựa chủ yếu vào Việt âm thi tập do Phan Phu Tiên và Chu Xa sưu tầm vào giữa những năm 1434-1443 và được cả thảy 26 bài, kể luôn cả bài Ngự chế trúc nô minh ở phần Phụ lục. Trong số 26 bài này, bài Hạnh Thiên Trường phủ được chua “đã thấy ở Quốc. | TÁC PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG Tác giả Lê Mạnh Phát 1 1. LỜI DẪN Phần thơ văn Trần Nhân Tông sẽ chia làm sáu bộ phận. Đó là thơ phú bài giảng ngữ lục văn xuôi và văn thư ngoại giao. 1. Thơ về thơ chúng tôi dựa chủ yếu vào Việt âm thi tập do Phan Phu Tiên và Chu Xa sưu tầm vào giữa những năm 1434-1443 và được cả thảy 26 bài kể luôn cả bài Ngự chế trúc nô minh ở phần Phụ lục. Trong số 26 bài này bài Hạnh Thiên Trường phủ được chua đã thấy ở Quốc sử . Nhưng bây giờ ta khảo lại trong ĐVSKTT 5 tờ 58a9-b3 thì bài thơ ấửy được ghi do Thượng hoàng Trần Thánh Tông làm. Vậy Quốc sử đây là chỉ bộ Đại Việt sử ký do Phan Phu Tiên chấp bút. Ngô Sĩ Liên khi viết ĐVSKTT về triều nhà Trần nếu có sự việc nào chép khác với Phan Phu Tiên thì đều ghi rõ. Thế mà bài Hạnh Thiên Trường phủ này lại không thấy Ngô Sĩ Liên có ghi chú gì khác cả. Thêm vào đó nếu căn cứ vào Nam ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng đây đúng là bài thơ của Trần Thánh Tông. Từ đó dù Việt âm thi tập đã chép bài Hạnh Thiên Trường phủ ấy vào thơ của Trần Nhân Tông chúng tôi vẫn để riêng ra và xếp vào thơ của vua Trần Thánh Tông. Vậy Việt âm thi tập sưu tầm được 25 bài. Ngoài 25 bài thơ của Việt âm thi tập Hồ Nguyên Trừng trong Nam ông mộng lục có ghi lại cho ta 4 bài thơ. Bài làm trong khi ăn yến với Văn Túc Vương Trần Đạo Tải có chép trong Việt âm thi tâp dưới tên Dự Văn Túc Vương yến. Còn bài Vịnh mai thì trong Việt âm thi tập là bài thứ nhất của hai bài thơ biết dưới tên Tảo mai. Còn lại hai bài tứ tuyệt với nhan đề Sơn phòng mạn hứng là những đóng góp mới của Nam ông mộng lục. Như vậy Nam ông mộng lục ghi lại được thêm hai bài thơ nữa của vua Trần Nhân Tông. ĐVSKTT ngoài bài Dự Văn Túc Vương yến vừa kể chỉ ghi thêm được 2 đoạn phiến. Một đoạn phiến là hai câu thơ vua Trần Nhân Tông ghi ở cuối thuyền khi quân ta rút từ Nội Bàng về Vạn Kiếp hội quân vào tháng chạp năm Giáp Thân 1285 Cối Kê cựu sự quân tu ký Hoan Ái do tồn thập vạn binh. Đoạn phiến kia do vua Trần Nhân Tông cảm xúc làm ra khi đem các tướng giặc Ô Mã Nhi Phàn

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.