tailieunhanh - Thông tư số 12/2005/TT-BLĐTBXH

Thông tư số 12/2005/TT-BLĐTBXH về việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành, để hướng dẫn một số điều của Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động | BỘ LAO Động thương BINH VÀ XÃ HỘI Số 12 2005 TT-BLĐTBXH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 28 tháng 1 năm 2005 THÔNG TƯ CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 12 2005 TT-BLĐTBXH NGÀY 28 THÁNG 01 NĂM 2005 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 113 2004 NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG Thi hành Điều 37 Nghị định số 113 2004 NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động Bộ Lao động- Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện như sau I. NHỮNG QUY định chung 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113 2004 NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động sau đây gọi tắt là Nghị định số 113 2004 NĐ-CP . 2. Các trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính a. Cá nhân tổ chức nước ngoài thuộc diện được hưởng quyền miễn trừ xử phạt hành chính theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam b. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 113 2004 NĐ-CP c. Vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm hồ sơ được chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật hình sự. 3. Người có thẩm quyền xử phạt khi xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động phải căn cứ các hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động hình thức và mức phạt cụ thể tại Nghị định số 113 2004 NĐ-CP để quyết định đúng mức phạt đồng thời hướng dẫn tổ chức cá nhân bị xử phạt thực hiện quyết định xử phạt đúng quy định. II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 1. Vi phạm quy định về việc làm tại điểm d Khoản 1 Khoản 2 điểm a Khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 113 2004 NĐ-CP được áp dụng đối với. a.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN