tailieunhanh - Khẩn hoang Cần Thơ, đầu cầu và thủ đô miền Hậu giang 3

Cuối tháng 5/1908, họ vào Cần Thơ, đưa đến vùng Phụng Hiệp (bấy giờ còn hoang vu) cứ 8 ngày là phát gạo, 15 ngày là phát tiền. Họ lãng công, một số chịu làm lụng nhưng không quen kỹ thuật làm ruộng ở địa phương, một số đông thì trốn, bỏ vợ con. Theo báo cáo của quan huyện ở Rạch Gòi thì tốp người ứng mộ này chỉ gồm chừng 5 hay 6 người là nông dân, còn bao nhiêu là dân mà viên chức ngoài Bắc cứ lùa vào Nam, tạp nhạp, theo kiểu bắt phu. . | Khẩn hoang Cần Thơ đầu cầu và thủ đô miền Hậu giang 3 Cuối tháng 5 1908 họ vào Cần Thơ đưa đến vùng Phụng Hiệp bấy giờ còn hoang vu cứ 8 ngày là phát gạo 15 ngày là phát tiền. Họ lãng công một số chịu làm lụng nhưng không quen kỹ thuật làm ruộng ở địa phương một số đông thì trốn bỏ vợ con. Theo báo cáo của quan huyện ở Rạch Gòi thì tốp người ứng mộ này chỉ gồm chừng 5 hay 6 người là nông dân còn bao nhiêu là dân mà viên chức ngoài Bắc cứ lùa vào Nam tạp nhạp theo kiểu bắt phu. Vì thế mà cuộc di dân không thu được kết quả gì ráo. Từ tháng 12 1908 đến tháng 4 1909 họ lần lượt bị đưa về Bắc còn sót lại 19 người đang ở tù vì bất hảo phúc trình hằng năm về tình hình tổng quát tỉnh Cần Thơ niên khóa 1908 1909 của chủ tỉnh L. de Natra . Trong đợt di dân đầu tiên 50 người gọi là cu li Bắc kỳ tới điền của Duval và Guéry với một viên đội và 2 người cai canh chừng nhà nước yêu cầu chủ điền cho lãnh lương hơi cao một tí để họ siêng năng làm việc. Nên hiểu cuộc dinh điền của Pháp chỉ là mô phỏng vụng về hình thức lập ấp đời Tự Đức. Đây là hình thức nô lệ trá hình bị thất bại vì thiếu chính nghĩa. Câu hát Cái Răng Ba Láng Vàm Xáng Phong Điền. Anh thương em cho bạc cho tiền đừng cho lúa gạo xóm riềng họ hay phản ảnh tâm trạng lạc quan của người dân thời ấy. Vàm Xáng vàm của kinh Xáng là nơi kinh Xà No khởi đầu bên phía Cần Thơ Xà No Srok Snor xóm có nhiều cây điên điển . Ngã ba này trở nên tấp nập ghe xuồng đậu để chờ con nước thuận lợi mà qua Rạch Giá hay ra chợ Cần Thơ. Năm 1908 hương chức làng Nhân ái đứng đơn xin lập chợ gọi là chợ Vàm Xáng để thâu huê lợi cho làng. Một thân hào tình nguyện cho làng khoảnh đất để cất chợ nhà canh và phố. Về sau nhà tước tách địa phận này qua làng Nhân Nghĩa. Hương chức làng Nhân ái lại phản đối lấy lý do Làng Nhân ái này là của ông bà cha mẹ chúng tôi lập ra hơn một trăm năm nay nên luôn luôn rất bình an nếu cắt đất chợ mà nhập qua làng khác e hư phong thủy nhưng thật ra hương chức làng mất dịp làm ăn . Năm 1913 một thân hào khác lại tặng cho

TỪ KHÓA LIÊN QUAN