tailieunhanh - Giám ban của Chúa Trịnh

Giám ban của Chúa Trịnh Nhưng hoạn quan nổi bật trong lịch sử Việt là vào thời Lê Trung hưng, đặc biệt vì đã có vua còn có chúa, nên có hẳn hai lớp hoạn quan, trong đó người của Lê không đáng kể nhưng người của Trịnh lại rất cần thiết cho gia đình, có thể nói là đóng vai trò khá quan trọng để giữ gìn cho nhà chúa được vững vàng. Trịnh xuất thân là tướng soái nên nắm binh quyền trong tay, thuộc hạ tuân theo, đương nhiên được lên làm chúa. Nhưng họ phải nấp bóng vua,. | Giám ban của Chúa Trịnh Nhưng hoạn quan nổi bật trong lịch sử Việt là vào thời Lê Trung hưng đặc biệt vì đã có vua còn có chúa nên có hẳn hai lớp hoạn quan trong đó người của Lê không đáng kể nhưng người của Trịnh lại rất cần thiết cho gia đình có thể nói là đóng vai trò khá quan trọng để giữ gìn cho nhà chúa được vững vàng. Trịnh xuất thân là tướng soái nên nắm binh quyền trong tay thuộc hạ tuân theo đương nhiên được lên làm chúa. Nhưng họ phải nấp bóng vua với danh nghĩa phò Lê và phải luỵ vì danh nghĩa ấy chưa kể vì thực tế có những phe phái khác cũng muốn giành giật từ đám dân cùng nổi loạn đến họ Nguyễn cường ngạnh một phương ở Đàng Trong. Nho sĩ được học Kinh sách tuy phục vụ Trịnh theo cơm áo nhưng vẫn hướng về ông vua Lê bù nhìn. Sử quan nối tiếp Toàn thư vẫn để các vua Lê làm đầu. Hồ Sĩ Dương tiến sĩ 1652 viết Trung hưng lục ghi chuyện Lê Cập Đệ bị Trịnh Tùng giết 1572 vì phù Lê chứ không phải vì ganh ghét với Trịnh Tùng như trong Toàn thư bộ sử chính thức đã kể. Tinh thần đó không phải chỉ có ở những nhân vật khoa bảng. Trịnh Tạc làm chúa từ 1657-1674 muốn phá vỡ hình thức tôn quân nhân ngày nguyên đán định bắt các quan mặc triều phục chầu vua cứ mang nguyên phẩm phục ấy sang chầu mình. Vũ Duy Chí làm tể tướng 1669 vốn bị đồng liêu chê là từ chân lại thuộc mà ra nhưng vẫn lên tiếng can ngăn vì cho là trái với chế độ cũ khác với truyền thống nhà Chúa. một niềm tôn phục hoàng gia . Tuy năm 1673 Trịnh Tạc dời việc nước vào bàn ở phủ mình nhưng loạn kiêu binh ngay năm sau chứng tỏ là quyền chúa vẫn còn lung lay. Sự khinh miệt hoạn quan thấy rõ trong trước tác tuy xuất hiện về sau nhưng của một người trong dòng họ phục vụ Trịnh Lê Phan Huy Chú với Lịch triều hiến chương loại chí. Ông này kể các danh nhân đều là các nho sĩ tướng gia văn thần. Không thể loại trừ Lí Thường Kiệt Hoàng Ngũ Phúc nhưng thêm chữ tự thiến để tỏ rõ sự cầu cạnh. Và vì có lẽ không biết hay tránh né Lí Thường Kiệt còn được ghi với tên Lí Thượng Cát nên trong truyện Lí Đạo Thành tác giả tha

TỪ KHÓA LIÊN QUAN