tailieunhanh - Kinh doanh : 4 xu hướng M&A 2010
Nhà đầu tư ngoại tiếp tục thận trọng, trong khi doanh nghiệp Việt sẽ thừa thắng xông lên trong các thương vụ mua cổ phần ở nước ngoài. Đó là 2 trong số 4 xu hướng chính trong hoạt động M&A năm 2010. Hai xu hướng còn lại là gì? Sau gần 3 tháng đầu năm, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) vẫn chưa có nhiều động tĩnh, chỉ có một số ít thương vụ được công bố. Tuy nhiên, thị trường M&A vẫn âm thầm chuyển động khi nhiều thương vụ đang còn trong giai đoạn. | 4 xu hướng M A 2010 Nhà đầu tư ngoại tiếp tục thận trọng trong khi doanh nghiệp Việt sẽ thừa thắng xông lên trong các thương vụ mua cổ phần ở nước ngoài. Đó là 2 trong số 4 xu hướng chính trong hoạt động M A năm 2010. Hai xu hướng còn lại là gì Sau gần 3 tháng đầu năm hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp M A vẫn chưa có nhiều động tĩnh chỉ có một số ít thương vụ được công bố. Tuy nhiên thị trường M A vẫn âm thầm chuyển động khi nhiều thương vụ đang còn trong giai đoạn thương thảo đàm phán. Có nhiều quan điểm khác nhau về tình hình M A tại Việt Nam trong năm 2010. Chưa thể đánh giá được quan điểm nào đúng hoặc sai song từ những kết quả của năm 2009 có thể nhận thấy M A trong năm nay sẽ phát triển theo 4 xu hướng dưới đây. Khối ngoại thận trọng Năm 2009 các nhà đầu tư nước ngoài ít hào hứng trong việc mua lại cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam hơn so với trước đó đặc biệt trong 3 lĩnh vực tài chính ngân hàng chứng khoán và đầu tư vào các doanh nghiệp chưa niêm yết private equity . Điều này là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến các tổ chức tài chính lớn e ngại không muốn tăng đầu tư. Năm 2009 trong lĩnh vực ngân hàng hình thức M A vẫn chỉ là tăng tỉ lệ sở hữu của ngân hàng nước ngoài tại ngân hàng Việt Nam. Có 2 thương vụ đáng chú ý là BNP Paribas Pháp nâng tỉ lệ cổ phần tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông OCB từ 10 lên 15 và MayBank Malaysia tăng tỉ lệ sở hữu cổ phần tại Ngân hàng An Bình từ 15 lên 20 . Lĩnh vực chứng khoán lại càng đìu hiu hơn. Trong giai đoạn thị trường khó khăn nhiều công ty chứng khoán đã xin rút bớt nghiệp vụ kinh doanh. Không ít trong số đó muốn bán cổ phần hay kêu gọi đối tác nước ngoài đầu tư nhằm giải quyết bài toán tăng vốn cũng như tăng cường năng lực. Tuy nhiên điều này không dễ đặc biệt đối với những công ty mới ra đời và nhỏ. Trong năm qua chỉ có một vụ M A trong lĩnh vực chứng khoán được ghi nhận. Đó là Công ty Woori Investment Securities Hàn Quốc tăng tỉ lệ cổ phần nắm giữ tại Công ty Chứng khoán .
đang nạp các trang xem trước