tailieunhanh - Bài giảng công tác quản lý hộ tịch
CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC HỘ TỊCH CẤP XÃ 1. Người giữ chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã làm công tác chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân ân cấp xã), có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước về công tác tư pháp trong phạm vi địa phương. | Trong đời sống xã hội, sách pháp luật đóng vai trò là công cụ truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, nhân dân, là nguồn cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật nhằm phục vụ hoạt động bảo vệ pháp luật của cơ quan nhà nước, giúp cho người dân hiểu và chấp hành các quy định của pháp luật, giảm bớt tình trạng khiếu kiện tràn lan gây lãng phí về thời gian và tiền của cho cơ quan nhà nước và công dân. Bởi vậy, xây dựng tủ sách pháp luật ở cơ sở giúp người đọc có điều kiện tập hợp, tìm hiểu, tra cứu và vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tế một cách đầy đủ, có hệ thống, chính xác và thống nhất. Mặt khác, sách pháp luật còn góp phần nâng cao dân trí pháp lý trong từng cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đặc biệt đối với cán bộ, công chức ở cơ sở, sách pháp luật là công cụ, phương tiện giúp họ tiếp cận, tìm hiểu, vận dụng đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào việc điều hành, giải quyết các công việc hàng ngày ở địa phương. Việc xây dựng tủ sách pháp luật cơ sở góp phần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi trong cán bộ, nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấp hành pháp luật, giám sát thực thi pháp luật và chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước. Tủ sách pháp luật nếu được khai thác, sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành công cụ hữu hiệu nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan nhà nước, đặc biệt là quá trình quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền cơ sở vào đời sống cộng đồng dân cư, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
đang nạp các trang xem trước