tailieunhanh - Vị thuốc từ rau ngổ

Rau ngổ hay ngổ ăn là tên gọi ở miền Bắc, người miền Nam gọi là rau om. Rau ngổ có hai loại: Ngổ 2 lá (mọc đối) và ngổ 3 lá (m ọc vòng). Dùng lo ại nào cũng được. Những | Vị thuốc từ rau ngổ Rau ngổ hay ngổ ăn là tên gọi ở miền Bắc, người miền Nam gọi là rau om. Rau ngổ có hai loại: Ngổ 2 lá (mọc đối) và ngổ 3 lá (mọc vòng). Dùng loại nào cũng được. Những nghiên cứu về dược lý cho thấy rau ngổ có tác dụng lợi tiểu, giảm co thắt cơ trơn, giãn mạch máu, tăng lọc ở cầu thận; do đó, làm tăng lượng nước tiểu, tạo điều kiện cho sỏi thận bị tống ra ngoài. Cách dùng để chữa sỏi như sau: Lấy rau ngổ 50g, để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước, pha thêm ít muối, uống trong một lần, ngày uống hai lần. Dùng 5 - 7 ngày. Dùng riêng hoặc phối hợp với râu ngô, mã đề, cối xay. Ngoài ra, rau ngổ còn được dùng trong những trường hợp sau: Chữa đái dầm: Rau ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3-4 lần. Chữa đái ra máu: Rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày. Chữa ban đỏ: Rau ngổ 20g, dây vác tía 20g, măng sậy 10g, đọt tre mỡ 10g, rửa sạch, thái nhỏ, sắc uống trong ngày. Chữa sổ mũi, rắn cắn: Rau ngổ 20g, xuyên tâm liên 15g, giã nát, thêm ít rượu, vắt lấy nước uống, bã đắp. Theo Sức khoẻ và đời sống

TỪ KHÓA LIÊN QUAN