tailieunhanh - Tâm lý khi đi sinh

Khoa học đã chứng minh rằng tâm lý sản phụ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vượt cạn. Vậy các sản phụ phải làm gì để có tâm lý tốt nhất khi đi sinh? | Tâm lý khi đi sinh Khoa học đã chứng minh rằng tâm lý sản phụ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vượt cạn. Vậy các sản phụ phải làm gì để có tâm lý tốt nhất khi đi sinh Không phụ nữ nào vượt cạn mà không đau đớn. Đi viện Nếu là phụ nữ sinh con lần đầu hoặc phụ nữ có vấn đề bất ổn trong thai kỳ bạn nên chủ động đến bệnh viện trước ngày dự sinh để được bác sĩ khám và có những lời khuyên hữu ích. Việc đến bệnh viện thường xuyên trong những ngày này cũng giúp bạn có tâm lý thoải mái hơn là ngồi chờ đợi cơn đau đẻ đến mới vào viện. Nếu bạn và em bé trong bụng hoàn toàn khỏe mạnh thai đã thuận ngôi bạn đã có kinh nghiệm trong lần sinh trước thì không nhất thiết là bạn phải đến bệnh viện sớm quá. Hãy chuẩn bị sẵn sàng và báo cho bác sĩ khi nào bắt đầu ra máu báo máu kèm dịch màu hồng nhạt do nút cổ tử cung bong ra chuẩn bị cho em bé chào đời . Đối mặt với cơn đau Không phụ nữ nào vượt cạn mà không đau đớn. Dù đau ít hay đau nhiều thì các nhà khoa học đều khuyên sản phụ không nên kêu la than khóc ầm ĩ. Hãy tập trung sức lực cho việc rặn đẻ sau đó. Cơn đau đẻ sẽ đến từ từ. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy đau lâm râm thưa thớt. Sau đó cơn đau kéo đến mau dần khi nhìn đồng hồ cứ khoảng 10 phút có 3 - 4 cơn đau là bạn chuẩn bị sinh em be. Đối mặt với cơn đau rất quan trọng vì nó giúp bạn chủ động nhận biết những thay đổi trong cơ thể mình để kịp thời báo cho bác sĩ. Hãy bình tĩnh nghĩ đến niềm hạnh phúc sắp được đón con yêu chào đời và cố gắng ăn thêm 1 vài đồ ăn nhẹ giàu năng lượng để lấy sức rặn đẻ. Vượt cạn Trên bàn sinh bạn hãy nén kêu la và làm theo những gì bác sĩ yêu cầu. Nếu bác sĩ bảo chưa được rặn thì bạn hãy cố gắng thở thật sâu để tránh rặn sớm gây rách cổ tử cung rất nguy hiểm. Khi cổ tử cung mở đủ 10 phân bạn hãy rặn theo chỉ định của bác sĩ. Lúc rặn đẻ bạn hãy dồn hơi xuống vùng bụng và rặn dài hơi tránh dồn hơi lên mặt vừa tốn sức vừa không hiệu quả. Sau khi bé chào đời nếu bạn bị rạch tầng sinh môn hãy bình tĩnh và không nên sợ hãi khi nghĩ về các mũi khâu. Bác sĩ sẽ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
11    153    2    23-11-2024
28    152    1    23-11-2024
54    139    1    23-11-2024
22    147    2    23-11-2024
3    106    0    23-11-2024
15    100    0    23-11-2024