tailieunhanh - Bệnh nấm bồ hóng hại xoài

* Nguyên nhân: - Thời tiết: Trong thời kỳ mang quả cây xoài cần rất nhiều nước để duy trì tình trạng sinh trưởng, phát triển bình thường đồng thời giúp nuôi quả. | Bệnh nấm bồ hóng hại xoài * Nguyên nhân: - Thời tiết: Trong thời kỳ mang quả cây xoài cần rất nhiều nước để duy trì tình trạng sinh trưởng, phát triển bình thường đồng thời giúp nuôi quả lớn. Tuy nhiên, nếu tưới quá nhiều nước, độ ẩm quá cao cũng dễ làm cho quả xoài bị nứt và rụng hàng loạt. Với các tỉnh phía Bắc, xoài thường đậu quả cuối tháng 3, đầu tháng 4, quả lớn trong khoảng tháng 5-6-7. Thời kỳ này thường ít mưa, hay bị hạn, quả lớn nhanh, nếu tưới nhiều hoặc sau những cơn mưa do quả hút được nhiều nước nên phần ruột tăng trưởng nhanh hơn phần vỏ dẫn đến quả bị nứt, nhất là với giống xoài tượng vỏ mỏng. Khắc phục: tưới đủ ẩm, nếu gặp mưa to (nhất là sau hạn) thì dùng các tấm nilon, màng phủ nông nghiệp che kín hết phần đất xung quanh tán cây. - Nếu bón quá nhiều phân, đặc biệt là đạm, kali làm mất cân đối dinh dưỡng cộng với hiện tượng thiếu canxi (thành phần quan trọng trong cấu trúc vỏ quả) làm cho quả bị nứt. Khắc phục: Bón phân cân đối, bón sớm vào đầu vụ, không bón muộn hơn và bón thêm vôi bột (1-1,5 kg/cây) hoặc CaSO4 hay phun Ca(NO3)2 vào tháng 5-6. Còn trường hợp cây ra hoa rất sai mà không đậu quả của các năm tiếp theo là do cây bị một số bệnh nấm gây hại, trong đó có bệnh bồ hóng rất nặng đi cùng với tình trạng suy dinh dưỡng gây nên. - Bệnh bồ hóng: Do nấm Capnodium mangifera phát triển thành từng mảng đen hoặc Meliola mangifera tạo thành những đốm nhỏ bám trên mặt lá, cành và các gié hoa. Bệnh này bà con nông dân quen gọi là bệnh bồ hóng vì loại nấm này phát triển mạnh tạo thành một lớp bồ hóng trên mặt lá, trên quả non làm rụng hoa, rụng quả non, gây trở ngại cho quá trình quang hợp và hấp thụ nhiệt, quả xanh xám, không lớn được hoặc rụng hàng loạt. Bệnh thường phát triển mạnh trên những cây có nhiều rệp muội, rệp sáp vì nấm bồ hóng này chỉ phát triển được khi có chất mật ngọt do rệp bài tiết ra. * Phòng trị: Bằng cách không trồng dày dẫn đến thiếu ánh sáng, không trồng gần những cây ăn quả khác đang bị nhiễm bệnh bồ hóng; diệt trừ hết rầy, rệp bằng các loại thuốc trừ sâu, cây tự khắc sẽ hết bệnh bồ hóng. Trong các tháng khô nóng, các lớp nấm bồ hóng này cũng tự khô chết và bong ra. - Bón đủ lượng phân, tưới đủ độ ẩm giúp cây nhanh hồi phục và sinh trưởng, phát triển tốt nhằm tăng cường khả năng kháng bệnh cho cây. Kết hợp với việc bón phân, làm cỏ thì cắt tỉa bớt những cành tăm, cành vượt trong tán, cành sâu bệnh cho vườn cây thông thoáng, có đủ ánh sáng giúp cây quang hợp tốt, tránh được sự phát triển của địa y, nấm bệnh. Nếu trên cành nhỏ, tán lá mà bị nhiều muội đen, bồ hóng thì có thể pha nước xà phòng phun kỹ trên tán sẽ làm cho nấm bồ hóng bong và trôi đi hết, nhất là kết hợp với đợt mưa. Pha Boócđô 1% hoặc Oxít clorua đồng 2% phun kỹ trong và ngoài tán, kể các cành nhỏ. Với địa y và nấm nhung, nấm hồng thì dùng chổi rơm, chổi đót quét thuốc Boócđô 3% hoặc Oxít clorua đồng 3% từ các cành lớn xuống thân và gốc cây, nhất là vào những tháng cuối năm, trước khi vào mùa xuân ẩm ướt. Trước thời kỳ cây ra hoa cần phun phòng các loại thuốc chống nấm đặc hiệu như Aliette, Ridomil, Benomyl, Dithane M-45 pha nồng độ 0,15-0,2% để trị bệnh thán thư hại hoa và chống rụng quả non. Theo Baonongnghiepvietnam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN