tailieunhanh - Tài sản tài chính và cải cách cơ cấu sở hữu trong nền kinh tế Tây Ban Nha Tây

Tây Ban Nha là một trong những nền kinh tế lớn, có trình độ phát triển cao và là thành viên của Liên Minh Châu Âu với nhiều đóng góp và ảnh hưởng quan trọng tới đường lối phát triển chung của khối liên kết kinh tế lớn nhất thế giới này. Tuy là một nền kinh tế phát triển nhưng quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và phát triển thị trường tài chính quốc gia tại Tây Ban Nha diễn ra chưa lâu và quá trình này cho thấy những diễn biến rất lý thú với nhiều. | Tài sản tài chính và cải cách cơ cấu sở hữu trong nền kinh tế Tây Ban Nha Tây Ban Nha là một trong những nền kinh tế lớn có trình độ phát triển cao và là thành viên của Liên Minh Châu Âu với nhiều đóng góp và ảnh hưởng quan trọng tới đường lối phát triển chung của khối liên kết kinh tế lớn nhất thế giới này. Tuy là một nền kinh tế phát triển nhưng quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước và phát triển thị trường tài chính quốc gia tại Tây Ban Nha diễn ra chưa lâu và quá trình này cho thấy những diễn biến rất lý thú với nhiều bài học Việt Nam có thể học tập. Quá trình cải cách cơ cấu sở hữu trong các doanh nghiệp nhà nước của Tây Ban Nha đã được khởi động từ rất sớm nhưng chỉ cho tới thời kỳ từ năm 2000 trở lại đây mới đem lại những kết quả thực sự mang tính bước ngoặt. Những kết quả này đạt được trong điều kiện cụ thể của thời kỳ phát triển mới khi Tây Ban Nha thúc đẩy cải cách kinh tế mở cửa thị trường quy mô dân số tăng mạnh hệ thống tài chính quốc gia được điều chỉnh lại theo các tiêu chuẩn mới của EU và quan trọng nhất là EU đã mở rộng về phía Đông đưa tổng số thành viên EU lên con số 27 quốc gia kể từ năm 2007. Các động thái cải cách của Tây Ban Nha chủ yếu diễn ra trong hai thời kỳ với những đặc điểm khác nhau liên quan tới trong tâm cải cách của chính phủ. Cải cách thời kỳ từ 1982 đến 1996 mang đặc trưng là sự tăng cường vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong hệ thống kinh tế. Những kết quả của thời kỳ này còn hạn chế và chỉ cho tới thời kỳ từ 1997 đến 2004 thì quá trình cải cách cơ cấu sở hữu mới đặt trọng tâm vào tư nhân hoá toàn phần đối với hàng loạt các tập đoàn công ty cỡ lớn của nhà nước hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Kết quả đạt được từ quá trình tư nhân hoá rất rõ ràng Số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm hẳn và tỷ trọng của các doanh nghiệp này trong GDP đã giảm từ 3 năm 1995 xuống chỉ còn khoảng 1 vào năm 2005 khi kế hoạch tư nhân hoá được hoàn tất số liệu của OECD 2006 . Đồng thời vời giảm tỷ trọng thì thời kỳ tư nhân hoá thứ hai đã đem

TỪ KHÓA LIÊN QUAN