tailieunhanh - Tây Sơn bình Gia định 4
Tây Sơn bình Gia định 4 Trên sông Ðại Giang tức sông Mỹ Tho lại có một khúc vừa sâu vừa rộng vừa dài. Ðó là nhờ nước sông Sầm Giang tục gọi là Rạch Gầm và sông Hiệp Ðức tục gọi là Rạch Cái La hay Rạch Xoài Mút chảy vào tăng lưu lượng cho nước sông Tiền Giang. Từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dông dài 5 dặm (khoảng 6 cây số), và rộng gần cả dặm (1 cây số). Thủy triều lên thì tràn đầy, khi xuống vẫn không cạn. Giữa sông có một gò đất bồi chu. | Tây Sơn bình Gia định 4 Trên sông Đại Giang tức sông Mỹ Tho lại có một khúc vừa sâu vừa rộng vừa dài. Đó là nhờ nước sông Sầm Giang tục gọi là Rạch Gầm và sông Hiệp Đức tục gọi là Rạch Cái La hay Rạch Xoài Mút chảy vào tăng lưu lượng cho nước sông Tiền Giang. Từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dông dài 5 dặm khoảng 6 cây số và rộng gần cả dặm 1 cây số . Thủy triều lên thì tràn đầy khi xuống vẫn không cạn. Giữa sông có một gò đất bồi chu vi khoảng 5 dặm gọi là Cù lao Thới Sơn và một cù lao nhỏ gọi là cù lao Hộ hay bãi Tôn. Hai bên bờ sông và trên cù lao lau lách và cây bần mọc um tùm và không có vết chân người qua lại. Nguyễn Huệ dùng khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút và Rừng Dừa làm trận địa để diệt quân thù. Vì quân Xiêm - Nguyễn tập trung toàn bộ lực lượng cả thủy quân tại đạo Đông Khấu ở Sa Đéc lực lượng quá lớn 300 chiến thuyền và 5 vạn thủy lục quân không thể nào đánh thẳng vào đại doanh của địch với số quân không đầy một nửa. Nguyễn Huệ phải dụ địch ra ngoài nơi có lợi thế cho mình. Nguyễn Huệ cho thủy binh mai phục trong các nhánh sông Rạch Gầm Xoài Mút và trong các con sông nhỏ chảy quanh các cù lao. Còn bộ binh thì một đạo mai phục ở hai bên bờ sông và trên cù lao Thới trên bãi Tôn một đội mai phục nơi Rừng Dừa. Thủy binh do Nguyễn Huệ và Võ Văn Dũng chỉ huy. Bộ binh do vợ chồng Trần Quang Diệu điều khiển. Vạn sự cụ bị Nguyễn Huệ cho Võ Văn Dũng kéo binh đến khiêu chiến. Đó là chiều ngày mùng 9 tháng chạp năm Giáp Thìn tức 19 tháng 11 năm 1785. Quân Xiêm - Nguyễn khi được tin binh Tây Sơn kéo đến Mỹ Tho thì liền chuẩn bị sẵn sàng để đối phó. Nhưng do chưa biết được rõ lực lượng của địch mạnh yếu thế nào nên chưa tấn công. Bị khiêu chiến Chiêu Tăng liền cắt Sạ Uyển cùng một vạn bộ binh ở lại giữ đại bản doanh và các nơi hiểm yếu còn mình thống lãnh đạo thủy lục quân đi đánh Tây Sơn. Bộ binh do Lục Côn chỉ huy theo tả ngạn sông Tiền Giang đi xuống. Thủy binh do Chiêu Sương làm tiên phong kéo thẳng xuống sông Mỹ Tho. Hai đạo thủy bộ đều có tướng sĩ của Nguyễn Phúc Ánh dẫn
đang nạp các trang xem trước