tailieunhanh - Tây Sơn bình Gia định 3

Tây Sơn bình Gia định 3 Nguyên Nguyễn Phúc Ánh có quen cùng hai giáo sĩ Cơ Ðốc Tây Phương là Linh mục Ly-ô (Liot), người Bồ Ðào Nha, và Giám mục Bá Ða Lộc (Pierre Pigneau de Béhaine Evêque dAdran), người Pháp, trước kia truyền giáo ở Gia Ðịnh, sau chạy sang Săn Ta Buôn (Chantabuon) ở Xiêm La lập giáo sở. Phúc Ánh bắt liên lạc cùng hai nhà truyền giáo ấy, nhờ Linh mục Bồ Ðào Nha mua lương thực và Giám mục Bá Ða Lộc sang cầu viện nước Pháp. Phúc Ánh hứa bằng giấy tờ, sẽ. | Tây Sơn bình Gia định 3 Nguyên Nguyễn Phúc Ánh có quen cùng hai giáo sĩ Cơ Đốc Tây Phương là Linh mục Ly-ô Liot người Bồ Đào Nha và Giám mục Bá Đa Lộc Pierre Pigneau de Béhaine Evêque dAdran người Pháp trước kia truyền giáo ở Gia Định sau chạy sang Săn Ta Buôn Chantabuon ở Xiêm La lập giáo sở. Phúc Ánh bắt liên lạc cùng hai nhà truyền giáo ấy nhờ Linh mục Bồ Đào Nha mua lương thực và Giám mục Bá Đa Lộc sang cầu viện nước Pháp. Phúc Ánh hứa bằng giấy tờ sẽ cắt đất nhượng cho nước Pháp và để cho người Pháp được đặc quyền vào buôn bán ở Việt Nam sau khi chiến thắng. Con trai đầu của Phúc Ánh là Hoàng Tử Cảnh theo Bá Đa Lộc làm con tin. Giám mục chưa kịp xuống tàu sang Pháp thì Phúc Ánh được mật thư của Châu Văn Tiếp mời sang Vọng Các Bangkok hội kiến cùng Vua Xiêm. Nguyễn Phúc Ánh sang Xiêm vào khoảng tháng giêng năm Giáp Thìn 1784 . Vua Xiêm tiếp đãi nồng hậu. Nước Xiêm lúc bấy giờ ở dưới triều Vua Chất Trị Chakkri đương lúc thịnh vượng và đang nuôi tham vọng nuốt Chân Lạpvà Gia Định để mở rộng cõi bờ. Được Nguyễn Phúc Ánh xin cứu viện Vua Xiêm chụp ngay cơ hội tốt. Để chuẩn bị cuộc xâm lăng Vua Xiêm giúp Phúc Ánh tổ chức một đạo binh gồm đám tàn quân và bọn người Việt lưu vong trên dưới nghìn người do Châu Văn Tiếp làm Đại Đô Đốc và Mạc Tử Sinh làm Tham Tướng. Mùa hạ năm Giáp Thìn 1784 Vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương làm tiên phong thống lĩnh hai vạn thủy quân và 300 chiến thuyền hợp cùng đạo quân của Phúc Ánh từ Vọng Các vượt biển sang Gia Định. Đồng thời nhà vua lại phái hai tướng là Lục Côn và Sa Uyển cùng với Chiêu Thùy Biện một cựu thần Chân Lạp thân Xiêm đem hai đạo binh trên 3 vạn người tiến sang Chân Lạp rồi từ đó kéo xuống Gia Định phối hợp cùng thủy binh của Chiêu Tăng và Chiêu Sương. Châu Văn Tiếp đã thuộc được lối và biết rõ các nơi hiểm yếu ở Gia Định nên dẫn quân đi trước. Thủy quân Xiêm đổ bộ lên Rạch Giá. Bộ binh Xiêm đánh xuống Châu Đốc. Để phòng ngự mặt biển và mặt sông thời chúa Nguyễn Nguyễn Cư Trinh đã lập ra 5 đạo .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.