tailieunhanh - Đại Việt - thời kỳ phân liệt Trịnh Nguyễn (1600 - 1777) - 5

Đại Việt - thời kỳ phân liệt Trịnh Nguyễn (1600 - 1777) 5 Một trong số thiền tăng được Tạ NguyênThiều mời về là Hòa thượng Thạch Liêm, tức là Thích Đại Sán, tác giả của tác phẩm Hải ngoại kỷ sự. Tác phẩm này là một sử liệu quý báu, không những chỉ cho ta biết được mức độ sùng đạo Phật của các chúa Nguyễn mà còn thể hiện sống động cuộc sống, tập tục của xã hội Đàng Trong thời ấy. Chính Thích Đại Sán đã du nhập giáo phái Tào Động vào Đàng Trong, và nhu nhận. | Đại Việt - thời kỳ phân liệt Trịnh Nguyễn 1600 - 1777 5 Một trong số thiền tăng được Tạ NguyênThiều mời về là Hòa thượng Thạch Liêm tức là Thích Đại Sán tác giả của tác phẩm Hải ngoại kỷ sự. Tác phẩm này là một sử liệu quý báu không những chỉ cho ta biết được mức độ sùng đạo Phật của các chúa Nguyễn mà còn thể hiện sống động cuộc sống tập tục của xã hội Đàng Trong thời ấy. Chính Thích Đại Sán đã du nhập giáo phái Tào Động vào Đàng Trong và nhu nhận chúa Nguyễn Phúc Chu làm đệ tử thứ 29 của giáo phái này. Mặc dầu được khuyến khích Phật giáo dưới thời kỳ phân liệt này vẫn không tìm lại được vẻ huy hoàng của thời Lý và Trần thậm chí có những lúc vì nhu cầu chiến tranh chúa Trịnh tịch thu chuông chùa để lấy đồng đúc súng và tiền. Quang niệm Tam giáo đồng nguyên phát triển. Theo quan niệm này cả ba tôi giáo Nho Phật Lão đều có cùng một nguồn gốc độc nhất. Từ đó tư tưởng này thấm sâu vào dân chúng để biến thành một dạng tôn giáo hỗn hợp vay mượn từ mỗi tôn giáo một số lễ nghi để thờ cúng. Thiên chúa giáo Một tôn giáo mới xuất hiện tại Việt Nam vào thời ấy là Thiên Chúa giáo. Trước thời kỳ này đã có một số giáo sĩ Đại Việt truyền giáo nhưng những hoạt động của họ không để lại dấu tích gì quan trọng. Công cuộc truyền giáo thật sự trở nên có hệ thống chỉ từ năm 1615. Năm ấy một số giáo sĩ thuộc dòng Tên đến Đàng Trong xin giảng đạo và được chúa Nguyễn cho phép cư ngụ tại Hội An. Mười năm sau thấy công cuộc truyền giáp gặp được thuận lợi ở Đàng Trong các giáo sĩ dòng Tên đến Đàng Ngoài 1626 và cũng được tiếp đón niềm nở. Trong số này có Alexandre de Rhodes. Tuy thế việc hành đạo của tôn giáo mới này đi trái lại với một số phong tục cổ truyền chẳng hạn như không chấp nhận việc thờ cúng Tổ tiên quan niệm tôn quân và các đạo lý của Nho giáo vốn đã ăn sâu trong xã hội Đại Việt. Sự quy tụ các giáo dân và sự phục tùng truyệt đối của họ vào những người ngoại quốc làm cho cả hai họ Trịnh Nguyễn lo sợ. Vì thế hai nhà chúa đã hạn chế việc truyền đạo và dần dần đi đến việc cấm đạo. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN