tailieunhanh - Bộ máy hành chính Hoá Châu thời Lê sơ (1428 - 1527) - 1

Bộ máy hành chính Hoá Châu thời Lê sơ (1428 - 1527) 1 Trong lịch sử xứ Thuận Hoá, người ghi dấu ấn rõ nét nhất đối với cư dân vùng này thời kỳ đầu chính là công chúa Huyền Trân. Tháng 7 - 1306 là một mốc lịch sử quan trọng, đem lại cho Đại Việt phần đất từ sông Hiếu (Quảng Trị) đến sông Thu Bồn (Quảng Nam). Tất cả khởi đầu bằng một động thái ngoại giao khôn khéo của Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Mùa hạ năm 1306, vua Chămpa xin dâng hai châu Ô và Lý. | Bộ máy hành chính Hoá Châu thời Lê sơ 1428 - 1527 1 Trong lịch sử xứ Thuận Hoá người ghi dấu ấn rõ nét nhất đối với cư dân vùng này thời kỳ đầu chính là công chúa Huyền Trân. Tháng 7 - 1306 là một mốc lịch sử quan trọng đem lại cho Đại Việt phần đất từ sông Hiếu Quảng Trị đến sông Thu Bồn Quảng Nam . Tất cả khởi đầu bằng một động thái ngoại giao khôn khéo của Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Mùa hạ năm 1306 vua Chămpa xin dâng hai châu Ô và Lý làm lễ vật dẫn cưới công chúa Huyền Trân. Một giải đất xung yếu từ bờ nam sông Hiếu đến bờ bắc sông Thu Bồn được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt một cách hoà bình. Từ đó tổ chức và hoạt động của bộ máy cai trị ở Hoá Châu cũng hình thành và phát triển chung trong bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Tổ chức và hoạt động của bộ máy cai trị cấp châu Hoá Châu là một vùng đất mà quân Minh chú ý ngay từ khi vừa đánh chiếm Đại Việt. Trương Phụ tướng nhà Minh đã từng nói Tôi có sống được là ở Hoá Châu tôi có chết cũng ở Hoá Châu Hoá Châu mà chưa bình định xong thì tôi còn cặp mắt nào trông thấy chúa thượng nữa 1 . Vì thế ngay khi chiếm Hoá Châu quân Minh đã đặt ách đô hộ khắc nghiệt trên toàn cõi Đại Việt. Hai châu Thuận Hoá bị sáp nhập làm một châu Thuận Hoá chỉ còn 79 làng 1470 hộ và 5662 khẩu dân đinh 2 . Sau khi giành độc lập cho đất nước nhiệm vụ trọng yếu của các vua thời Lê Sơ là phải gấp rút xây dựng lại nền kinh tế vừa bị phá hoại nghiêm trọng đồng thời phải ổn định tình hình xã hội ở Hoá Châu. Năm 1428 vua Lê Thái Tổ đã cử các trọng thần vào trấn thủ Hoá Châu với nhiệm vụ bảo vệ vùng trọng trấn phía nam. Hơn nữa sau khi được giải phóng khỏi ách thống trị của giặc Minh chế độ phong kiến Việt Nam chuyển sang một giai đoạn phát triển mới giai đoạn phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền. Sự tan rã của nền kinh tế điền trang và quan hệ nông nô nô tì đã thủ tiêu về căn bản những cơ sở phân tán trong xã hội cùng với sự phát triển của kinh tế tiểu nông tạo điều kiện nâng cao mức độ tập quyền

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.