tailieunhanh - Chính sách biên viễn của Đại Việt thời Lê sơ - 1

Chính sách biên viễn của Đại Việt thời Lê sơ 1 Nước Đại Việt là một quốc gia đa dân tộc. Ngoài người Kinh là thành phần dân tộc chủ yếu sống tập trung hầu hết ở vùng đồng bằng, còn có nhiều dân tộc thiểu số khác sống rải rác ở khắp vùng trung du, thượng du, dọc biên giới với Trung Quốc, Ai Lao phía Bắc và phía Tây đất nước. Miền biên viễn nước ta, luôn luôn là mối quan tâm thường trực của các vương triều phong kiến của người Việt, kể từ khi giành lại quyền độc. | Chính sách biên viễn của Đại Việt thời Lê sơ 1 Nước Đại Việt là một quốc gia đa dân tộc. Ngoài người Kinh là thành phần dân tộc chủ yếu sống tập trung hầu hết ở vùng đồng bằng còn có nhiều dân tộc thiểu số khác sống rải rác ở khắp vùng trung du thượng du dọc biên giới với Trung Quốc Ai Lao. phía Bắc và phía Tây đất nước. Miền biên viễn nước ta luôn luôn là mối quan tâm thường trực của các vương triều phong kiến của người Việt kể từ khi giành lại quyền độc lập tự chủ vào đầu thế kỷ X. Nhưng có thể nói từ thời Lê Sơ 1428 - 1527 vấn đề này được quan tâm hơn. Có thể nói từ Ngô Đinh Tiền Lê đến Lý Trần và Lê sơ tùy thuộc vào điều kiện chính trị kinh tế quân sự của mỗi vương triều mà chính sách đối với miền biên viễn của Tổ quốc có những sự khác nhau nhất định. Vào thế kỷ X khi nước ta mới dựng nền độc lập chính quyền trung ương các triều Ngô Đình Tiền Lê cũng chỉ kiểm soát chặt chẽ được miền trung tâm các miền ở xa và miền biên giới đều do các hào trưởng và thổ tù địa phương nắm giữ quyền hành và phụ thuộc lỏng lẻo vào chính quyền trung ương. Dưới thời Lý Trần tuy đã củng cố được chính quyền tập trung tổ chức được một bộ máy hành chính khá vững chắc từ trung ương đến các địa phương nhưng ở các vùng xa nhất là miền biên viễn ảnh hưởng thế lực của chính quyền trung ương hãy còn lỏng lẻo chính quyền thực tế vẫn nằm trong tay các tù trưởng ở các sách các động. Các vua đời Lý đời Trần đã dùng chính sách vừa mua chuộc các tầng lớp thống trị ở miền núi miền biên viễn vừa trấn áp bằng lực lượng quân sự. Một trong những chính sách mua chuộc tầng lớp thống trị miền núi là các vua Lý đã dùng quan hệ hôn nhân để ràng buộc các châu mục từ trưởng có thế lực. c. itíí ụ 1 iiitg Tha Iih Trtikg Ịl-íìíii Lê Thánh Tông Đến thời Lê sơ chính sách đối với miền biên viễn của triều đình trung ương cũng có hai mặt như trên. Nhưng nhìn một cách đại quan thì trong hai mặt mua chuộc và trấn áp các vua triều Lê tỏ rõ biện pháp mạnh tay hơn các vương triều trước đó. Nhà Lê sơ thường dùng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN