tailieunhanh - Cần quản lý các công ty gia đình như thế nào?

Tại những quốc gia mới nổi như Ấn Độ và Brazil, các công ty gia đình chiếm một lực lượng vô cùng đông đảo. Thậm chí ngay cả ở những quốc gia phát triển hơn, đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thường là các công ty gia đình. | Cần quản lý các công ty gia đình như thế nào Tại những quốc gia mới nổi như Ẩn Độ và Brazil các công ty gia đình chiếm một lực lượng vô cùng đông đảo. Thậm chí ngay cả ở những quốc gia phát triển hơn đại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thường là các công ty gia đình. Dù phát triển mạnh mẽ về số lượng nhưng lâu nay vẫn có những ý kiến trái chiều về tính hiệu quả thực sự của các công ty gia đình trong quá trình kinh doanh. Việc gia đình nắm giữ phần lớn quyền kiểm soát điều hành cũng có những lợi thế riêng của nó. Với các công ty niêm yết công khai có nhiều chủ sở hữu nhỏ lẻ vấn đề họ thường mắc phải là không có một cổ đông nào có đủ tầm ảnh hưởng để giám sát hoạt động của CEO. Trong khi đó nếu là công ty gia đình thì các thành viên sẽ có động lực giám sát mạnh mẽ hơn đảm bảo lợi nhuận không bị bỏ vào túi riêng của một số cá nhân vụ lợi. Những mặt hạn chế Dù vậy sẽ có vấn đề phát sinh khi một thành viên trong gia đình tham gia điều hành trực tiếp công ty đặc biệt là khi trưởng nam đảm đương trọng trách CEO rồi các thế hệ sau đó kế nhiệm theo kiểu cha truyền con nối. Câu thành ngữ xa xưa Mất một thế hệ để sáng lập tổ chức một thế hệ tiếp theo để xây dựng và một thế hệ tiếp theo nữa để phá hủy tổ chức đó vẫn còn đúng trong hoàn cảnh ngày nay. Có ba vấn đề chính phát sinh từ hình thức cha truyền con nối này 1. Việc chỉ lựa chọn CEO trong phạm vi gia đình sẽ làm giảm xác xuất tìm kiếm được nhân tài quản lý. Giả dụ chúng ta tuyển chọn các em học sinh tham dự Olympic quốc tế là con cái của những cá nhân đã giành được huy chương từ hai chục năm trước. Tất nhiên là các em này sẽ được thừa hưởng chút gen nào đó từ cha mẹ nhưng không thể chắc chắn một điều rằng đó là những ứng cử viên sáng giá nhất. 2. Bên cạnh đó chúng ta cũng biết đến sự tồn tại của hiệu ứng Carnegie - được đặt theo tên của nhà tư bản công nghiệp nổi tiếng Andrew Carnegie người đã để lại hầu hết tài sản cho những người không phải ruột thịt. Ông đặt ra câu hỏi nếu người con trai trưởng của mình biết .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN