tailieunhanh - CÁC VUA NHÀ LÝ - 4
CÁC VUA NHÀ LÝ 4 Đến khi nhà Lý cho những người châu Khâm, châm Liêm và châu Ung về Tàu, vua nhà Tống trả lại châu Quảng Nguyên. Nhưng vì có người nói rằng, châu ấy có nhiều vàng, người Tống tiếc của, làm hai câu thơ rằng: Nhân tham Giao Chỉ tượng, Khước thất Quảng Nguyên kim. Đến mùa hạ năm Giáp Tý (1084) Nhân Tông sai quan binh bộ Thị lang là Lê Văn Thịnh sang nhà Tống bàn việc chia địa giới. Lê Văn Thịnh phân giải mọi nhẽ, nhà Tống trả nốt cả mấy huyện mà. | CÁC VUA NHÀ LÝ 4 Đến khi nhà Lý cho những người châu Khâm châm Liêm và châu Ung về Tàu vua nhà Tống trả lại châu Quảng Nguyên. Nhưng vì có người nói rằng châu ấy có nhiều vàng người Tống tiếc của làm hai câu thơ rằng Nhân tham Giao Chỉ tượng Khước thất Quảng Nguyên kim. Đến mùa hạ năm Giáp Tý 1084 Nhân Tông sai quan binh bộ Thị lang là Lê Văn Thịnh sang nhà Tống bàn việc chia địa giới. Lê Văn Thịnh phân giải mọi nhẽ nhà Tống trả nốt cả mấy huyện mà trước còn giữ lại. Từ đó nước ta và nước Tàu lại thông sứ như cũ. Năm Đinh Mão 1087 vua nhà Tống phong cho Nhân Tông là Nam Bình Vương. Nhà Tống bấy giờ đã suy nhược đến năm Bính Ngọ 1126 nước Kim Mãn Châu sang lấy mất cả phía bắc nước Tàu nhà Tống dời đô về đóng ở Hàng Châu thuộc Chiết Giang gọi là Nam Tống. 6. ĐÁNH CHIÊM THÀNH. Nước Chiêm Thành thỉnh thoảng lại sang quấy nhiễu đánh thế nào cũng không được. Năm Ảt Mão 1075 trước khi đi đánh nhà Tống Lý Thường Kiệt đã sang đánh Chiêm Thành vẽ được địa đồ ba chau của Chế Củ đã nhường ngày trước rồi cho người sang ở. Năm Quý Mùi 1103 ở Diễn Châu thuộc Nghệ An có Lý Giác làm phản. Lý Thường Kiệt vào đánh. Lý Giác thua chạy sang Chiêm Thành đem quốc vương là Chế Ma Na sang đánh lấy lại ba châu Ma Linh Bố Chính. Sang năm sau là năm Giáp Thân 1104 vua Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt vào đánh Chiêm Thành. Chế Ma Na thua chạy xin trả lại ba châu như cũ. Lý Thường Kiệt bấy giờ đã ngoài 70 tuổi đi đánh Chiêm Thành về được một năm thì mất. Ông là người ở phường Thái Hòa huyện Thọ Xương thành phố Hà Nội có tướng tài tinh thao lược bắc đánh Tống nam bình Chiêm thật là một người danh tướng nước ta vậy. Từ khi bình phục được nước Chiêm Thành rồi các nước ở phía nam đều về triều cống. Nhân Tông làm vua đến năm Đinh Mùi 1127 thì mất trị vì được 56 năm thọ 63 tuổi Lý Thần Tông 1128 - 1138 Niên hiệu Thiên Thuận 1128 - 1132 - Thiên Chương Bảo Tự 1133- 1137 Nhân Tông không có con lập con của hoàng đệ là Sùng Hiền hầu lên làm Thái tử nay lên nối ngôi tức là vua Thần Tông 1 . Bấy giờ có các quan
đang nạp các trang xem trước