tailieunhanh - Phương thức 6 Sigma trong kinh doanh

6 Sigma Từ những năm tám mươi của thế kỷ 20, các nhà quản lý của tập đoàn Motorola đã khởi xướng lên chương trình cải tiến chất lượng mang tên 6 Sigma và đã thu được nhiều kết quả trong quản lý, trong kinh doanh. Vậy tại sao bạn không áp dụng 6 sigma cho doanh nghiệp mình? Chắc hẳn bạn đang tự hỏi 6 Sigma là gì? Nó được thực hiện như thế nào? Kết quả nó mang lại ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về 6 Sigma. 1. 6. | 6 Sigma Từ những năm tám mươi của thế kỷ 20 các nhà quản lý của tập đoàn Motorola đã khởi xướng lên chương trình cải tiến chất lượng mang tên 6 Sigma và đã thu được nhiều kết quả trong quản lý trong kinh doanh. Vậy tại sao bạn không áp dụng 6 sigma cho doanh nghiệp mình Chắc hẳn bạn đang tự hỏi 6 Sigma là gì Nó được thực hiện như thế nào Kết quả nó mang lại ra sao Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về 6 Sigma. 1. 6 Sigma là gì Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm giảm thiểu tỷ lệ sai sót hay khuyết tật đến mức 3 4 lỗi trên mỗi triệu khả năng gây lỗi bằng cách xác định và loại trừ các nguồn tạo nên dao động bất ổn trong các quy trình kinh doanh. Trong việc định nghĩa khuyết tật Six Sigma tập trung vào việc thiết lập sự thông hiểu tường tận các yêu cầu của khách hàng và vì thế có tính định hướng khách hàng rất cao. Hệ phương pháp Six Sigma dựa trên tiến trình mang tên DMAIC Define Xác Định Measure Đo Lường Analyze Phân Tích Improve Cải Tiến và Control Kiểm Soát . a. Xác định - Define D Mục tiêu của bước Xác Định là làm rõ vấn đề cần giải quyết các yêu cầu và mục tiêu của dự án. Các mục tiêu của một dự án nên tập trung vào những vấn đề then chốt liên kết với chiến lược kinh doanh của công ty và các yêu cầu của khách hàng. b. Đo lường - Measure M Mục tiêu của bước Đo Lường nhằm giúp hiểu tường tận mức độ thực hiện trong hiện tại bằng cách xác định cách thức tốt nhất để đánh giá khả năng hiện thời và bắt đầu tiến hành việc đo lường. Các hệ thống đo lường nên hữu dụng có liên quan đến việc xác định và đo lường nguồn tạo ra dao động. c. Phân tích - Analyze A Trong bước Phân Tích các thông số thu thập được trong bước Đo Lường được phân tích để các giả thuyết về căn nguyên của dao động trong các thông số được tạo lập và tiến hành kiểm chứng sau đó. Chính ở bước này các vấn đề kinh doanh thực tế được chuyển sang các vấn đề trên thống kê. d. Cải tiến - Improve I Bước Cải Tiến tập trung phát triển các giải pháp nhằm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN