tailieunhanh - Nghiên cứu mô hình định giá thương hiệu (P1)

Tham khảo tài liệu 'nghiên cứu mô hình định giá thương hiệu (p1)', kinh doanh - tiếp thị, tiếp thị - bán hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Nghiên cứu mô hình định giá thương hiệu P1 Nếu phải chia tách doanh nghiệp tôi sẽ nhường cho bạn toàn bộ bất động sản tôi sẽ chỉ lấy thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa chắc chắn tôi sẽ lời hơn bạn - John Stuart Chairman of Quaker ca. 1900 25 năm cuối của thập kỷ 20 chứng kiến sự thay đổi cực kỳ ấn tượng trong hiểu biết của con người về những nhân tố tạo nên giá trị cổ đông. Trước đây tài sản hữu hình vẫn được coi nhân tố chính tạo nên giá trị doanh nghiệp. Những nhân tố này bao gồm máy móc thiết bị đất đai nhà cửa hoặc những tài sản tài chính khác như các khoản phải thu và vốn đầu tư. Các tài sản này được xác định giá trị dựa trên chi phí và giá trị còn lại như thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Thực ra thì thị trường cũng nhận thức được sự hiện diện của tài sản vô hình nhưng giá trị cụ thể của nó là không rõ ràng và chưa định lượng được. Ngay cả ngày nay trong quá trình xác định lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp việc tính toán chỉ dựa trên các chỉ số như tỷ suất sinh lợi đầu tư tài sản vốn chủ sở hữu chứ không hề dựa vào các chỉ số liên quan đến tài sản vô hình. Đơn cử là chỉ số P B Price-to-book ratio giá trị của tài sản vô hình đã bị loại trừ khỏi giá trị sô sách B Điều này không có nghĩa rằng giới quản lý đã sai lầm khi không nhận thức được tầm quan trọng của tài sản vô hình. Thương hiệu công nghệ bằng sáng chế nhân lực là những nhân tô sông còn cho sự thành công của doanh nghiệp nhưng hiếm khi được xác định giá trị một cách chi tiết nó chỉ được tính gộp vào tổng giá trị tài sản một cách tương đôi. Một sô thương hiệu lớn như Coca-Cola Procter Gamble Unilever Nestlé luôn luôn nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu minh chứng là các công ty này lập ra hẳn chức danh Giám đôc thương hiệu. Tuy nhiên trên thị trường chứng khoán các nhà đầu tư chỉ tập chung định giá dựa trên khả năng khai thác tài sản hữu hình của doanh nghiệp. 1. Bằng chứng về giá trị của thương hiệu Sự quan tâm đến giá trị của tài sản vô hình ngày càng tăng khi mà khoảng cách

TỪ KHÓA LIÊN QUAN