tailieunhanh - Lịch sử và Phương pháp Nghiên cứu Nucleic Acid

Nucleic acid là những hợp chất cao phân tử đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sống của mọi cơ thể sinh vật. Chúng tham gia vào các quá trình cơ bản của sự sống như sinh tổng hợp protein, sinh trưởng, sinh sản và di truyền. | 7 Chương 1 Lịch sử và Phương pháp Nghiên cứu Nucleic Acid I. Lịch sử nghiên cứu Nucleic acid là những hợp chất cao phân tử đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sống của mọi cơ thể sinh vật. Chúng tham gia vào các quá trình cơ bản của sự sống như sinh tổng hợp protein sinh trưởng sinh sản và di truyền. Trong một thời gian dài các nhà hóa học và các nhà nghiên cứu về sinh lý dinh dưỡng đã coi protein lipid và carbonhydrate là ba chất quan trọng nhất tạo nên cơ thể sống. Quan điểm cho rằng nucleic acid là những cấu tử trơ của nhân và tế bào chất đã mãi mãi lãng quên từ khi chất thứ tư này - nucleic acid được chứng minh là chất quan trọng hơn so với các chất trước đó. Năm 1869 lần đầu tiên nhà hóa sinh học trẻ tuổi người Thụy Sĩ Friedrich Miescher 1844 -1895 đã phát hiện nucleic acid trong nhân tế bào. Ông đã đặt tên là nuclein vì nhận thấy nó tồn tại ở trong nhân tế bào nucleus . Đối tượng nghiên cứu của Miescher là những bạch cầu lymphocytes . Khi dùng acid kết tủa dịch chiết xuất từ nhân của tế bào mủ lấy từ bông băng bỏ đi bằng cách dùng enzyme phân hủy protein của dịch dạ dày là pepsin để tiêu hóa các phần khác giàu protein của tế bào ông đã vô cùng ngạc nhiên nhận thấy rằng nhân tế bào chứa một chất không phải mỡ không phải carbonhydrate cũng không phải protein. Nó cũng không giống một chất sống nào đã biết và chứa phosphor và nitơ hòa tan thì cho tính acid. Từ nucleic acid là do Altman đề nghị năm 1889 ông đã phát hiện ra rằng đối tượng thuận tiện tốt nhất để chiết rút chất nuclein là những đầu tinh trùng của cá hồi . Và thực chất mỗi đầu tinh trùng của cá hồi hoàn toàn tương ứng với một nhân tế bào. Để điều chế chế phẩm nucleic acid Miescher đã hòa tan phần đầu của tinh trùng tế bào sinh dục đực trong dung dịch muối nồng độ cao sau đó bằng cách thêm nước vào đã gây ra kết tủa nucleic acid ở dạng sợi. Cần phải giữ chế phẩm lạnh do đó trong các ngày đông tháng giá của mùa đông ông đã làm việc trong phòng không sưởi. Thực tế lịch sử nghiên cứu hóa học .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN