tailieunhanh - Nghị định số 71/2011/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CHÍNH PHỦ | CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ---- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 71 2011 NĐ-CP Hà Nội ngày 22 tháng 08 năm 2011 NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001 Căn cứ Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004 Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội NGHỊ ĐỊNH Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em về các hành vi vi phạm quyền trẻ em trách nhiệm bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trách nhiệm của các cơ quan tổ chức cá nhân trong việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam . Điều 2. Đối tượng được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em 1. Trẻ em là công dân Việt Nam được hưởng các quyền thực hiện bổn phận theo quy định của Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Trẻ em là công dân Việt Nam trong thời gian sinh sống ở nước ngoài được hưởng các quyền và thực hiện bổn phận theo quy định của pháp luật Việt Nam pháp luật của nước nơi trẻ em đang sinh sống và điều ước quốc tế mà hai nước là thành viên. 3. Trẻ em là người nước ngoài trong thời gian cư trú tại Việt Nam được hưởng các quyên và thực hiện các bổn phận theo quy định của các điêu ước quốc tế mà hai nước là thành viên. Chương 2. CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUYỀN TRẺ EM Điều 3. Cha mẹ bỏ rơi con người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ 1. Sau khi sinh con cha mẹ bỏ con không chăm sóc nuôi dưỡng. 2. Cha mẹ người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN