tailieunhanh - ĐỀ TÀI "LUẬT PHÁ SẢN 2004 – NHỮNG TIẾN BỘ VÀ HẠN CHẾ "

Phá sản là hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường mà hậu quả của nó là sự xung đột lợi ích của các bên tham gia quan hệ kinh doanh. Phá sản không chỉ là sự xung đột lợi ích giữa con nợ mất khả năng thanh toán với các chủ nợ của nó mà còn dẫn đến sự xung đột với lợi ích của tập thể người lao động làm việc tại cơ sở của con nợ, đến lợi ích chung của xã hội, đến tình hình trật tự trị an tại một địa. | LUẬT PHÁ SẢN 2004 - NHỮNG TIẾN BỘ VÀ HẠN CHẾ TS. NGUYỄN THÁI PHÚC - Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh Phá sản là hiện tượng kinh tế khách quan trong nền kinh tế thị trường mà hậu quả của nó là sự xung đột lợi ích của các bên tham gia quan hệ kinh doanh. Phá sản không chỉ là sự xung đột lợi ích giữa con nợ mất khả năng thanh toán với các chủ nợ của nó mà còn dẫn đến sự xung đột với lợi ích của tập thể người lao động làm việc tại cơ sở của con nợ đến lợi ích chung của xã hội đến tình hình trật tự trị an tại một địa phương vùng lãnh thổ nhất định nào đó. Ban hành pháp luật phá sản là mong muốn của nhà làm luật sử dụng những thuộc tính của pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong điều kiện tồn tại Nhà nước như tính quy phạm tính bắt buộc chung. nhằm tác động một cách hiệu quả nhất đến quan hệ giữa các chủ thể quan hệ phá sản giải quyết xung đột lợi ích của các chủ thể đó theo đúng bản chất vốn có của nó. Ngoài ra việc giải quyết xung đột lợi ích này cũng không thể không tính đến những nhiệm vụ cụ thể đặt ra trước các nhà làm luật ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phát triển kinh tế của mình. Như vậy phá sản là hiện tượng bình thường và cần thiết của kinh tế thị trường còn pháp luật phá sản là sự can thiệp có ý thức của Nhà nước vào hiện tượng này nhằm hạn chế tối đa những hậu quả tiêu cực và khai thác những mặt tích cực của nó. Thông qua pháp luật phá sản Nhà nước và Tòa án có thể can thiệp vào quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp với một cách nhìn hiện đại năng động và hết sức mềm dẻo. Tiếp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 29 12 1987 Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990 Luật Phá sản doanh nghiệp LPSDN 1993 được nhìn nhận như là sự tiếp nối lôgic trong việc thể chế chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. LPSDN 1993 là đạo luật về phá sản đầu tiên của Nhà nước CHXHCN Việt Nam được ban hành trong khoảng thời gian ngắn ngủi khi chúng ta mới bước vào nền kinh tế thị trường. Kinh nghiệm của chúng ta về

TỪ KHÓA LIÊN QUAN