tailieunhanh - Phương pháp phân tích quy nạp
Dựa trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm thực tế, nhóm luôn khuyến khích các thành viên tìm hiểu chi tiết hoàn cảnh, công việc diễn ra hàng ngày, từ đó lên kế hoạch, thực hiện các hành động nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Các bạn trẻ có thể sử dụng phương pháp phân tích quy nạp này hàng ngày trong cuộc sống, trong học tập, hoạt động xã hội, khi cần giải quyết các vấn đề, khó khăn hay các thách thức. | Dựa trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm thực tế, nhóm luôn khuyến khích các thành viên tìm hiểu chi tiết hoàn cảnh, công việc diễn ra hàng ngày, từ đó lên kế hoạch, thực hiện các hành động nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. Các bạn trẻ có thể sử dụng phương pháp phân tích quy nạp này hàng ngày trong cuộc sống, trong học tập, hoạt động xã hội, khi cần giải quyết các vấn đề, khó khăn hay các thách thức Trong phạm vi nhóm, cụ thể trong từng kế hoạch công việc, hoạt động, chương trình hay đơn giản trong từng cuộc họp, các bạn có thể sử dụng phương thức này bằng cách đặt câu hỏi, cùng suy nghĩ trả lời và thống nhất ý kiến, như sau: NHÌN NHẬN (See) Trong buổi họp nhóm, các thành viên hỗ trợ nhau nhằm tìm hiểu chi tiết nội dung trong chương trình hoạt động, sự kiện hay các vấn đề cần giải quyết, từ đó cả nhóm sẽ hiểu thấu đáo vấn đề thấu đáo hơn, đánh giá kỹ lưỡng hơn nguyên nhân và dự đoán hệ quả có thể xảy ra. Các câu hỏi Việc này đã/đang/sẽ xảy ra ở đâu? Ai đã/đang/sẽ tham gia vào việc này? Việc gì thực tế (thực sự) đã diễn ra? Việc này có xảy ra thường xuyên không? Mức độ? Việc này ảnh hưởng như thế nào với những người tham gia? Điều gì đã được thông báo? Tại sao vấn đề này lại xảy ra? Lý do mọi người hành động như vậy? Nguyên nhân và hệ quả của những việc đã xảy ra? ĐÁNH GIÁ (Judge) Các thành viện thảo luận về những điểm đúng và sai liên quan đến sự việc, chia sẻ kinh nghiệm và ghi chú lại những điều đã đưa ra ở phần “ Nhìn Nhận” Các câu hỏi Vấn đề này có nên xảy ra? Bạn có nghĩ điều đó là đúng? Điều gì khiến sự việc là đúng/sai? Có cách nào để chúng ta có thể thay đổi được hoàn cảnh, sự việc? HÀNH ĐỘNG (Act) Các thành viên thảo luận các cách hợp lý để khắc phục, giải quyết các vấn đề được đề cập ở phẩn Nhìn nhận”. Các cách hành động đưa ra có thể bởi cá nhân hoặc một nhóm Các câu hỏi Có cách nào mà bạn/chúng ta có thể làm, không quan trọng là nhỏ hay lớn, nhằm cải thiện vấn đề? Còn vấn đề gì mà chúng ta cần phải tìm hiểu? Chúng ta sẽ giải quyết như thế nào Có ai có ý kiến nhằm cải thiện vấn đề? Chúng ta sẽ hành động gì tiếp theo? KIỂM TRA Bước kiểm tra nên được đi kèm với bước Hành động, nhằm xem xét lại các hành động của nhóm đã đi đúng hay chưa, hiệu quả tác động lên vấn đề như thế nào, từ đó tìm cách triển khai, cải thiện hay khắc phục “các hành động” nhằm giải quyết vấn đề. Ngoài ra, khi kiểm tra xem xét lại, các thanh viên còn có thể rút kinh nghiệm và các bài học khi làm việc nhóm. Các câu hỏi Chúng ta đã thực hiện các phương án đề ra? Chúng ta có đạt được những mục tiêu cốt lõi? Điều đó có thay đổi, giải quyết được vấn đề? Những khó khăn chúng ta đã gặp phải trong lúc thực hiện? Những ảnh hưởng lên các thành viên/nhóm khi thực hiện các hành động? Chúng ta đã học được gì? Cảm nhận của các thanh viên trước, trong và sau khi hành động? Có điều gì chúng ta cần thay đổi? Chúng ta cần có hành động, giải pháp gì hơn không? Tất cả điểm cần chú ý, học hỏi đều được ghi lại trong biên bản cuộc họp hay các văn bản liên quan, chia sẻ cho toàn thể nhóm để các thành viên có thể hiểu và áp dụng trong cuộc sống. Sau một thời gian hoạt động khá dài, nhóm YPD nhận thấy đây vừa là cách thức đơn giản, gần gũi, dễ dàng áp dụng, vừa rất hiệu quả, không chỉ cho nhóm mà cho chính bản thân các bạn trẻ. Nhiều bạn đã áp dụng cách thức này trong cuộc sống và công việc một cách thành công.
đang nạp các trang xem trước