tailieunhanh - Sống chung với lạm phát
Do vậy, đối phó lạm phát hiện nay không thể thu hẹp trong từng lãnh thổ và từng quốc gia, cũng không thể sử dụng công cụ xử lý lạm phátgói ghém chỉ trong các hoạt động tiền tệ, lãi suất, tín dụng và quản lý ngoại hối. Điều quan trọng là phải tìm ra chính sách tiền tệ - lãi suất - ngoại hối chống lạm phát thỏa đáng mà lại không bào mòn sức mua của người tiêu dùng, vừa cân đối được nhu cầu chuyển đổi kinh tế (trong đó phải cân nhắc cắt giảm hay tiếp. | Sông chung với lạm phát Do vậy đối phó lạm phát hiện nay không thể thu hẹp trong từng lãnh thổ và từng quốc gia cũng không thể sử dung công cụ xử lý lạm phátgói ghém chỉ trong các hoạt động tiền tệ lãi suất tín dụng và quản lý ngoại hối. Điều quan trọng là phải tìm ra chính sách tiền tệ - lãi suất - ngoại hối chống lạm phát thỏa đáng mà lại không bào mòn sức mua của người tiêu dùng vừa cân đối được nhu cầu chuyển đổi kinh tế trong đó phải cân nhắc cắt giảm hay tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế mũi nhọn kìm giữ công xá hay nâng định mức lương tối thiểu bao cấp hay điều tiết chính sách an sinh xã hội. . Từ những thách thức đó thiết nghĩ trước khi vận dụng vào thực tế chống lạm phát ở Việt Nam cần nhất quán xác định rõ căn nguyên của tình trạng lạm phát khá dai dẳng hiện nay. Do đâu lạm phát dai dẳng Không phải lần đầu kinh tế Việt Nam chạm mặt với lạm phát cao và khá dai dẳng. Tuy nhiên so với thời kỳ siêu lạm phát 1986-1989 ước 300 dẫn đến Nghị quyết 8 liên quan đến giá-lương-tiền thì lạm phát lần này không đơn thuần xuất phát từ bệnh lớn tăng trưởng maladie de croissance kinh tế trong nước mà chịu sức ép lưỡng đao sự phồng giá đầu vào ở quy mô toàn cầu rất khó dự báo hay kiểm soát tác động cầu dẫn đến tình trạng mất cân đối nghiêm trọng khối lượng hàng hóa và dịch vụ với lượng tiền đồng và ngoại tệ trên thị trường. Giới quan sát bên ngoài cho rằng thời gian qua Việt Nam tiến dần đến xã hội tiêu dùng do phồn vinh kinh tế có được từ quá trình đổi mới và đã giảm nhanh mức tiết kiệm cần có trên cơ sở kinh tế chuyển đổi. Riêng năm 2007 tổng mức tiêu dùng thông qua bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 23 3 so với năm 2006 trong khi tổng cầu ở nước Anh chỉ tăng 0 3 cùng thời gian . Bù trừ lạm phát tổng cầu tăng 14 xấp xỉ hai lần hơn mức tăng tổng sản phẩm quốc nội GDP . Lẽ ra Việt Nam cần tiết kiệm nhiều hơn cho mục tiêu phát triển mở rộng bảo vệ môi trường cân đối trên một triệu nhân khẩu mới mà nền kinh tế phải cưu mang mỗi năm. Thực ra mức đầu tư này .
đang nạp các trang xem trước