tailieunhanh - Nguyễn Tư Nghiêm - họa sĩ và nhà... ẩm thực

Dù không am hiểu gì mấy về hội họa, tôi cũng biết được rằng những bức ký họa trên cuốn sổ gia đình chúng tôi được tặng lại ấy là cực kỳ quý giá. Cuốn sổ là của cha tôi. Hai bức ký họa trên cuốn sổ đó cũng là chân dung ông. Còn người vẽ là họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm, tác giả các bức tranh “Con nghé”, “ Giao thừa bên Hồ Gươm”, “Điệu múa cổ” nổi tiếng sau này. Cha tôi – nhà văn Nguyễn Huy Tưởng – đã sử dụng cuốn sổ đó trong những. | Nguyễn Tư Nghiêm- họa sĩ và nhà. ẩm thực Dù không am hiểu gì mấy về hội họa tôi cũng biết được rằng những bức ký họa trên cuốn sổ gia đình chúng tôi được tặng lại ấy là cực kỳ quý giá. Cuốn sổ là của cha tôi. Hai bức ký họa trên cuốn sổ đó cũng là chân dung ông. Còn người vẽ là họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm tác giả các bức tranh Con nghé Giao thừa bên Hồ Gươm Điệu múa cổ . nổi tiếng sau này. Cha tôi - nhà văn Nguyễn Huy Tưởng - đã sử dụng cuốn sổ đó trong những năm đầu kháng chiến. Cuối năm 1947 Pháp nhảy dù Việt Bắc. Cha tôi cùng các ông Nguyễn Tư Nghiêm Nguyễn Đình Thi. đã may mắn thoát được vòng vây của địch sau đó luồn rừng lần tới chân núi Tam Đảo. Ở đó họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã vẽ cha tôi vào cuốn sổ nói trên. Cuốn sổ sau đó không biết thế nào lại được nhà văn Nguyễn Đình Thi cất giữ. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước vợ nhà văn Nguyễn Đình Thi khi ấy là cô Phạm Thị Trường vẫn còn sống nhưng cũng đã yếu lắm rồi. Có lẽ cô biết mình không sống được bao lâu nữa nên đã tặng lại cuốn sổ đó cho gia đình chúng tôi trước lúc đi xa. Chúng tôi rất lấy làm cảm kích và càng biết ơn cô khi được thấy các bức ký họa có thể nói là vô giá của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. Bức ký họa thứ nhất đề ngày 2-12-1947 họa sĩ vẽ cha tôi mặc theo lối cán bộ ngồi khoanh chân thư thái dưới chân núi Tam Đảo như trong bài thơ Cá nước của Tố Hữu. Bức thứ hai được thực hiện 6 ngày sau đó ở làng Thản Sơn nay thuộc huyện Lập Thạch Vĩnh Phúc khi giặc đã rút chạy lần này họa sĩ vẽ cha tôi trong tư thế đứng mặc theo lối dân tộc nhưng mở phanh ngực trông thật khỏe khoắn ngang tàng. Khoảng thời gian cô Trường chuyển lại cho gia đình chúng tôi cuốn sổ cũng là lúc Nhà xuất bản Hội Nhà văn đang biên soạn cuốn Nguyễn Huy Tưởng - văn và người loại sách chân dung-tư liệu về các nhà văn. Tôi liền giới thiệu hai bức ký họa đó với nhà xuất bản và rất được hoan nghênh. Năm 1991 sách ra Giáo sư Hoàng Thiếu Son có giới thiệu cuốn sách ở Thư viện Hà Nội. Trong rất nhiều điều Giáo sư nói về cha tôi và cuốn sách tôi nhớ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN