tailieunhanh - Nghề in và Đồ họa sách thời Nguyễn

Tìm hiểu nghề in và đồ họa sách ở Việt Nam thời xưa không thể không nhắc đến Lương Nhữ Hộc và nghề làm giấy của tiền nhân ta. Phần Chư công nghệ tổ trong sách Liệt tiên truyện có chép: Hộc người Hồng Lục huyện Trường Tân lộ Hải Dương. Đỗ Thám khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442). Làm quan đến chức Đô ngự sử. Từng hai lần sang sứ Tầu và học được cách chế bản in. Sứ về, Hộc dạy cho dân Hồng lục và Liễu Tràng (gọi liền là Hồng. | Nghề in và Đồ họa sách thời Nguyễn 1. Tìm hiểu nghề in và đồ họa sách ở Việt Nam thời xưa không thể không nhắc đến Lương Nhữ Hộc và nghề làm giấy của tiền nhân ta. Phần Chư công nghệ tổ trong sách Liệt tiên truyện có chép Hộc người Hồng Lục huyện Trường Tân lộ Hải Dương. Đỗ Thám khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 1442 . Làm quan đến chức Đô ngự sử. Từng hai lần sang sứ Tầu và học được cách chế bản in. Sứ về Hộc dạy cho dân Hồng lục và Liễu Tràng gọi liền là Hồng - Liễu . Vì vậy dân Hồng - Liễu mới có nghề này. Sau Hộc mất dân lập đền thờ tôn làm Tổ Sư. Triều đình cũng ban Sắc chỉ phong làm Phúc thần. Điều này cần được coi là một sự kiện quan trọng mang ý nghĩa căn bản với cơ sở pháp lý chính thống khẳng định rằng có một vị Tổ nghề và làng nghề khắc in mộc bản trong lịch sử ở nước ta. Song vẫn có thể cân nhắc suy xét cho thật kỹ thì không có nghĩa là trước đó ở nước ta không có nghề khắc in mộc bản. Dầu sao trên thực tế mà nói sự hoạch định thành Làng nghề hay Phường hội thì lại rất có thể phải từ sau khi Lương Nhữ Hộc đi sứ về nước và đem nghề khắc in mộc bản truyền dạy cho dân Hồng - Liễu. Hơn nữa cho đến nay chúng ta cũng chưa tìm thêm được tư liệu mang tính chất văn kiện lịch sử của Nhà nước phong kiến Việt Nam nào để có thể chứng minh sâu sắc hơn về vấn đề này. 2. Vậy còn vấn đế nghề làm giấy Mọi người đều biết rõ giấy là một trong Văn phòng tứ bảo bút giấy mực và nghiên . Giấy thực sự cần thiết không riêng gì đối với các quốc gia sử dụng Văn tự hình khối vuông. Việt Nam là một nước có nền văn hiến lâu đời. Nhu cầu ghi chép sáng tác và chế định các văn bản thành văn từ trung ương xuống các địa phương đến người có học thậm chí đối với dân thường đã trở thành một tất yếu từ ngàn đời nay. Do đó nghề làm giấy ở nước ta ắt phải có truyền thống rất lâu đời như một lẽ không có gì khó hiểu. Có một tư liệu của người phương Bắc đã ghi nhận sự kiện quan trọng mà ta đặt thành vấn đề khảo cứu ở trên. Đó là cuốn sách Giao lưu văn hóa và quan hệ hữu nghị của nhân dân hai

TỪ KHÓA LIÊN QUAN