tailieunhanh - Mối quan hệ giữa thơ ca và hội hoạ từ Trung Quốc đến Việt Nam
QUAN NIỆM VỀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG, DỊ BIỆT GIỮA THƠ VÀ HOẠ Người ta thường nói bài thơ này “giống như một bức tranh”, hoặc cũng có khi nói bức tranh nọ “giống như một bài thơ”. Quan niệm “thi hoạ đồng chất” có từ rất sớm ở phương Tây, ví dụ Simonides (556 – 468, thời La Mã cổ đại) đã nói: “hoạ là thơ không lời, thơ là hoạ có lời” và Horace (65 – 8, nhà thơ La Mã cổ đại) cũng từng nói: “thơ như hoạ”. Người ta hoặc quy cả hai về hoạ (đồng. | Mối quan hệ giữa thơ ca và hội hoạ từ Trung Quốc đến Việt Nam QUAN NIỆM VỀ SỰ TƯƠNG ĐỒNG DỊ BIỆT GIỮA THƠ VÀ HOẠ Người ta thường nói bài thơ này giống như một bức tranh hoặc cũng có khi nói bức tranh nọ giống như một bài thơ . Quan niệm thi hoạ đồng chất có từ rất sớm ở phương Tây ví dụ Simonides 556 - 468 thời La Mã cổ đại đã nói hoạ là thơ không lời thơ là hoạ có lời và Horace 65 - 8 nhà thơ La Mã cổ đại cũng từng nói thơ như hoạ . Người ta hoặc quy cả hai về hoạ đồng hình thơ là vô hình hoạ hoạ là hữu hình thi hoặc quy cả hai về thi đồng thanh thơ là hữu thanh hoạ hoạ là vô thanh thi . Như vậy từ thời xa xưa con người đã phát hiện ra tính họa trong thơ tính thơ trong họa và xem thơ ca - hội họa là hai loại hình nghệ thuật gần gũi có quan hệ mật thiết với nhau như chị em. Không ít nhà thơ đã lấy cảm hứng sáng tác từ những tác phẩm hội hoạ âm nhạc điêu khắc. Ví dụ Victor Hugo Gautier từng có nhiều tác phẩm lấy chủ đề từ các bức tranh. Ngược lại văn học cũng ảnh hưởng đến khuynh hướng thời gian của hội hoạ như chủ nghĩa vị lai phái ấn tượng. Thời nguyên thuỷ các loại hình nghệ thuật như thơ ca âm nhạc hội hoạ và vũ đạo có quan hệ mật thiết với nhau. Nhưng thực ra ở các phương Tây cũng như Trung Quốc ban đầu địa vị của thơ ca được đánh giá cao hơn địa vị của hội hoạ. Song dần dần hội hoạ cũng thể hiện được vai trò to lớn của mình trong đời sống của con người và trở thành một loại hình nghệ thuật bằng đẳng với thơ ca. Ở phương Tây hội hoạ chính thức xác lập được vị trí của mình ở Ý vào thời Phục hưng. Cũng từ thời kỳ này người ta bắt đầu chú ý tới mối quan hệ tương đồng và khác biệt giữa thơ ca văn học và các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ âm nhạc sân khấu. Tại Trung Quốc địa vị của hội hoạ cũng từng bước được khẳng định. Ban đầu các ho ạ sĩ chỉ được xem như một kiểu nghệ nhân thợ vẽ tranh phục vụ cho giới quý tộc sĩ nhân tiêu khiển. Nhưng đến thời Tống hội hoạ đã trở thành một môn trong khoa cử mà các sĩ tử phải vẽ một bức tranh dựa vào một bài thơ nào đó. .
đang nạp các trang xem trước