tailieunhanh - Mĩ thuật: Đạo của sơn mài

Vàng và son là hai chất liệu điển hình của tranh sơn mài. Trong tiềm thức con người, vàng son tự nó đã tiềm ẩn tính phôi pha. Vàng son là khoảnh khắc ánh sáng bùng lên rạng rỡ, nhưng cũng đồng thời âm thầm nhắc nhở người ta rằng mọi ánh sáng đều có lúc phải tàn. Đa số các tác phẩm nghệ thuật sơn mài Việt Nam khai thác triệt để cái tứ này. Cái nắng mùa thu của Trần Văn Cẩn trong Mùa đông sắp đến (1960), hay cái nắng hoàng hôn sơn cước của Phan Kế. | Đạo của sơn mài Chùa Thiên Mụ 1962 - Nguyễn Gia Trí Vàng và son là hai chất liệu điển hình của tranh sơn mài. Trong tiềm thức con người vàng son tự nó đã tiềm ẩn tính phôi pha. Vàng son là khoảnh khắc ánh sáng bùng lên rạng rỡ nhưng cũng đồng thời âm thầm nhắc nhở người ta rằng mọi ánh sáng đều có lúc phải tàn. Đa số các tác phẩm nghệ thuật sơn mài Việt Nam khai thác triệt để cái tứ này. Cái nắng mùa thu của Trần Văn Cẩn trong Mùa đông sắp đến 1960 hay cái nắng hoàng hôn sơn cước của Phan Kế An trong Nhớ một chiều Tây Bắc 1955 và cái nắng trên cánh đồng lúa rặng tre làng của nhiều thế hệ nghệ sỹ sơn mài Việt Nam. Những ánh vàng son ấy có sự liên hệ mật thiết với cảm xúc về thời gian và ký ức. Sự xao động trong lòng người về những gì đã qua đang qua. Đạo của sơn mài Khái niệm phôi pha chứa đựng một đạo lý và bản sắc riêng của sơn mài. Theo nghĩa đen khi người họa sỹ mài lên bề mặt tranh sơn mài thì chính là làm cho các hình ảnh sự vật trong bức tranh phôi pha đi. Đối với tranh sơn dầu tranh lụa tranh giấy tranh tường người họa sỹ vẽ chồng các lớp màu khác nhau lên mặt tranh. Còn với sơn mài thì người ta phải thêm công đoạn mài mòn đi. Mùa đông sắp đến 1960 - Trần Văn Cẩn Có thể đối với những họa sỹ mới nhập môn thì đây đơn giản chỉ là một thao tác kỹ thuật nhằm giúp tác phẩm đạt được hiệu quả cuối cùng như mong muốn. Nhưng đối với các bậc thầy công đoạn mài tranh không đơn giản chỉ là vậy. Nó không đơn thuần chỉ là một thao tác kỹ thuật mà là một nghi thức rất khác biệt tương tác với tâm hồn người sáng tạo qua một kênh hoàn toàn mới mẻ so với việc cầm bút vẽ. Khi Nguyễn Gia Trí viết rằng Tôi tìm tòi và sáng tạo với tất cả linh tính. Không phải sáng tạo bằng mắt bằng tay mà gần như người mù sờ soạng mò mẫm trong đêm tối để tìm cái đẹp. Như người mẹ mang thai không thể bắt con mình là gái hay trai đẹp hay xấu mà cầu mong ở con người mình ở chính phúc đức và chính thể chất của mình sẽ sinh ra đứa con lành lặn đẹp đẽ . thì đây là ông đang nói về công đoạn mài trong nghệ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN