tailieunhanh - Biếm hoạ, một chứng nhân lịch sử
Nhờ những biếm họa trên giấy Pararyi của Ai Cập cổ đại, những biếm họa trên tường ở Pompei và Rome, những biếm họa trên truyền đơn hồi thế kỷ 15, biếm họa của các họa sĩ khuyết danh và có danh tính ở thời Cận đại và Đương đại, thế giới may mắn có thêm một nguồn cứ liệu vô giá, xác thực, sống động, đầy tính phê phán và trào lộng về các biến cố lịch sử cũng như muôn vẻ cuộc sống đời thường của xã hội loài người. Khái niệm biếm họa, tiếng Latinh là. | Biếm hoạ một chứng nhân lịch sử Không lời - tranh của Jurij Kosobukin 1996 Nhờ những biếm họa trên giấy Pararyi của Ai Cập cổ đại những biếm họa trên tường ở Pompei và Rome những biếm họa trên truyền đơn hồi thế kỷ 15 biếm họa của các họa sĩ khuyết danh và có danh tính ở thời Cận đại và Đương đại thế giới may mắn có thêm một nguồn cứ liệu vô giá xác thực sống động đầy tính phê phán và trào lộng về các biến cố lịch sử cũng như muôn vẻ cuộc sống đời thường của xã hội loài người. Khái niệm biếm họa tiếng Latinh là Carrus tiếng Italia là Caricare do anh em họa sĩ nhà Carracci sử dụng đầu tiên cuối thế kỷ 16. Năm 1665 khái niệm này mới được nhập khẩu vào ngôn ngữ Pháp với chữ Caricature khi một họa sĩ Italia vẽ chân dung đang ngồi của vua Pháp Louis XIV trình bày về nghệ thuật tranh chân dung. Người phiên dịch đã dịch Cho phép thần được tâu với Đức vua là những tranh chân dung mà sự giống hệt nhân vật trông hơi xấu và hơi buồn cười chính là biếm họa. Người Anh dùng từ Caricature từ năm 1686. Từ Karikature trong tiếng Đức xuất hiện muộn hơn rất nhiều trong từ điển tiếng Đức của anh em nhà Grimm năm 1854. Ở Việt Nam người ta thường dùng từ tranh châm biếm tranh đả kích tranh vui hí họa. Từ biếm họa mới xuất hiện gần đây. Các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí và biếm họa có chung quan điểm biếm họa chủ yếu đăng trên báo bắt đầu từ năm 1827 sau hơn 200 năm báo chí ra đời. Lý do báo phải đăng tranh biếm họa Đơn giản vì người đọc có nhu cầu xem những bức tranh châm biếm sâu sắc nhưng hài hước và thời sự - in biếm họa báo sẽ bán chạy hơn. Đến đầu thế kỷ 19 những tiến bộ của kỹ thuật in như kỹ thuật in phang đã góp phần vào bước phát triển vượt bậc của biếm họa trên báo chí. Trước đó để in tranh biếm họa người ta buộc phải sử dụng kỹ thuật khắc gỗ và khắc đồng vừa tốn kém lại vừa mất rất nhiều thời gian. Sau báo giấy đến lượt báo mạng của thời đại Internet đưa biếm họa phát triển horn bao giờ hết. Một ví dụ Hằng ngày có khoảng 260 triệu lượt người xem và báo tạp chí khắp thế
đang nạp các trang xem trước