tailieunhanh - Sự phát triển của lý thuyết điện ảnh ở phương Tây từ thập niên 1960 đến nay

Từ văn chương đến điện ảnh Trước kia, trong nền nghệ thuật kinh điển, các nhà văn thường sử dụng tiếng Latin và tiếng Hy Lạp để sáng tác và trong giáo dục ở lĩnh vực khoa học nhân văn. Nhưng đến cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, ngôn ngữ thông tục được đưa vào việc học tập và các nhà văn bắt đầu chuyển sang sử dụng tiếng Pháp, tiếng Anh. Đây cũng là thời kỳ có nhiều chuyển biến đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. . | Sự phát triển của lý thuyết điện ảnh ở phương Tây từ thập niên 1960 đến nay Ghi lại từ buổi thuyết trình của GS. David James ngày 10 302011 1. Từ văn chương đến điện ảnh Trước kia trong nền nghệ thuật kinh điển các nhà văn thường sử dụng tiếng Latin và tiếng Hy Lạp để sáng tác và trong giáo dục ở lĩnh vực khoa học nhân văn. Nhưng đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX ngôn ngữ thông tục được đưa vào việc học tập và các nhà văn bắt đầu chuyển sang sử dụng tiếng Pháp tiếng Anh. Đây cũng là thời kỳ có nhiều chuyển biến đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Theo quan điểm lúc bấy giờ tác phẩm văn chương được viết bằng tiếng mẹ đẻ mới có thể mang đến sự phản ánh sâu sắc và toàn diện về đời sống văn hoá xã hội của đất nước. Nhà nghiên cứu người Anh Matthew Arnold đã nói rằng .tiến cử văn hóa như một hỗ trợ lớn giúp chúng ta thoát khỏi những khó khăn hiện tại văn hóa trở thành việc mưu cầu sự hoàn thiện của chúng ta nhờ biết được điều trác tuyệt nhất đã được nghĩ và nói trên thế giới về tất cả các điều chúng ta quan tâm nhất . Văn hóa và Tình trạng hỗn loạn 1896 Các tác phẩm nghệ thuật được phân chia thành hai dạng văn hoá hàn lâm vị nghệ thuật high culture và văn hóa đại chúng low culture . Các tác phẩm văn hóa đại chúng khiến cho con người trở nên ủy mị và yếm thế xa rời đời sống thực tế. Sau thế chiến thứ hai các nhà làm phim muốn chứng minh rằng phim ảnh không chỉ là văn hoá đại chúng mà còn có thể trở nên kinh điển như Shakespear trong văn học. 2. Chủ nghĩa tân hiện thực Ý Bước ngoặt đầu tiên trong điện ảnh châu Âu được đánh dấu bởi sự ra đời của chủ nghĩa tân hiện thực ở Ý. Đi ngược lại với những nguyên tắc làm phim của Hollywood chủ nghĩa tân hiện thực chủ trương thực hiện những bộ phim phản ánh hiện thực xã hội Ý nghèo nàn tan hoang đầy khủng hoảng sau chiến tranh thế giới lần thứ II với những thân phận người dân lao động khốn cùng. Các tác phẩm điện ảnh thuộc trào lưu này được quay ở hiện trường ở bối cảnh thực chứ không phải trong trường quay hoặc studio như trước .