tailieunhanh - Nói chuyện hát bội

Sân khấu Việt Nam có ba bộ môn thịnh hành là hát bội, cải lương và thoại kịch. Riêng hát bội là loại hình sân khấu cổ điển và đặc biệt, bởi: 1/ Nội dung tuồng tích phản ảnh lối sống theo luân lý Nho giáo, bài bản xưa, cho nên không phải người nào xem hát bội cũng hiểu; 2/ Nghệ thuật hát bội từ cảnh trí sân khấu, điệu bộ ca múa, vẽ mặt vừa cường điệu vừa mang tánh “tượng trưng”, ẩn dụ khiến người coi phải quan sát tường tận, suy nghĩ và phải am. | Nói chuyện hát bội Sân khấu Việt Nam có ba bộ môn thịnh hành là hát bội cải lương và thoại kịch. Riêng hát bội là loại hình sân khấu cổ điển và đặc biệt bởi 1 Nội dung tuồng tích phản ảnh lối sống theo luân lý Nho giáo bài bản xưa cho nên không phải người nào xem hát bội cũng hiểu 2 Nghệ thuật hát bội từ cảnh trí sân khấu điệu bộ ca múa vẽ mặt vừa cường điệu vừa mang tánh tượng trưng ẩn dụ khiến người coi phải quan sát tường tận suy nghĩ và phải am tường nghệ thuật mới lãnh hội được. Hát bội hay hát bộ nhiều người vẫn chưa thống nhứt cách gọi và có nhiều cách giải thích khác nhau. Nhưng đa số cho là hát bội . Theo tự điển Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của giải thích bội là hơn là bằng hai và hát bội là con hát kẻ làm nghề ca hát . Hát bội do chữ bội mà ra. Bởi lẽ xem hát bội ai cũng thấy rằng từ cách vẽ mặt điệu bộ lời nói. cái gì cũng làm gia bội thêm cường điệu thêm rất nhiều. Nguồn gốc hát bội từ đâu Theo ông Đỗ Văn Rỡ thì hát bội là nghệ thuật có nguồn gốc VN là chủ yếu ảnh hưởng của Trung Quốc của Chiêm Thành đến sân khấu cổ truyền Việt Nam là điều không thể phủ nhận. Địa chí Văn Hóa Thành Phố HCM tập III nxb TPHCM 1998 . Theo lịch sử năm 1283 tướng nhà Nguyên là Toa Đô sang xâm chiếm nước ta bị Trần Hưng Đạo đánh đuổi quân ta bắt sống được nhiều tù binh trong đó có 12 danh ca biết múa hát mà nổi tiếng là Lý Nguyên Cát. Vua Trần Nhân Tông hậu đãi và truyền Lý Nguyên Cát dạy cho người mình thêm về điệu hát bội. Trước đó ta đã biết múa hát tuồng tích nội dung đã có trước rồi chỉ học lối vẽ mặt y trang và các điệu múa của Trung Quốc mà thôi. Điều này đã được chứng minh qua hình ảnh trên mặt trống đồng ở đó có khắc hình người hóa trang nhảy múa với vũ khí và chắc phải có ca hát nữa. Thời kỳ Việt Nam độc lập vào thế kỷ thứ X triều nhà Lý đến nhà Trần nước ta phát triền rực rỡ về chánh trị học hành xã hội và hát bội chắc sẽ phát triển vào lúc này. Hát bội thời nhà Lý cũng như Hát Chèo chỉ là trò chơi ca múa giải trí và tự phát trong dân gian. Khi hát bội vào

TỪ KHÓA LIÊN QUAN