tailieunhanh - Nguồn gốc và đặc điểm cơ bản của nghệ thuật hát bội

Nghệ thuật Sân khấu Hát bội gọi tắt là Hát bội (còn gọi là Tuồng), là một trong “Bộ ba” của loại hình Sân khấu truyền thống tiêu biểu của Việt Nam. Nếu nói đến Sân khấu truyền thống Bắc bộ là người ta nghĩ ngay đến nghệ thuật Sân khấu Chèo, Nam bộ là Sân khấu Cải lương và Trung bộ là Sân khấu Hát bội vậy. Nhưng trong “Bộ ba” này, Hát bội được xem là một loại hình nghệ thuật Sân khấu đầy tính bác học nhất; bởi nó sớm được định hình trong Cung đình. | Nguồn gốc và đặc điểm cơ bản của nghệ thuật hát bội Nghệ thuật Sân khấu Hát bội gọi tắt là Hát bội còn gọi là Tuồng là một trong Bộ ba của loại hình Sân khấu truyền thống tiêu biểu của Việt Nam. Nếu nói đến Sân khấu truyền thống Bắc bộ là người ta nghĩ ngay đến nghệ thuật Sân khấu Chèo Nam bộ là Sân khấu Cải lương và Trung bộ là Sân khấu Hát bội vậy. Nhưng trong Bộ ba này Hát bội được xem là một loại hình nghệ thuật Sân khấu đầy tính bác học nhất bởi nó sớm được định hình trong Cung đình và có những đặc điểm cơ bản ổn định. SƠ LƯỢC NGUỒN GỐC Trong ba loại hình nghệ thuật Sân khấu truyền thống Việt Nam Chèo Hát bội Tuồng Cải lương thì nguồn gốc của Chèo và Hát bội khá mờ nhạt so với Cải lương. Bởi Cải lương là loại hình sinh sau đẻ muộn vào đầu thế kỷ XX nên có nhiều tài liệu cụ thể hơn còn hai loại hình kia có nguồn gốc rất xa xưa nên muốn khảo sát lược sử chúng phải dựa vào chính sử dân tộc hoặc tìm những cứ liệu có liên quan mà nhận định và mức độ sử liệu chỉ tương đối. Vì lẽ định kiến ngày xưa của chế độ phong kiến cho rằng các hoạt động ca cầm là Xướng ca vô loại nên các sử gia văn sĩ không quan tâm ghi chép lại đó là lí do chính thiệt thòi cho lịch sử của Chèo và Hát bội. Theo tài liệu của NSND Đinh Bằng Phi nguồn gốc của Hát bội được xuất sứ hai thời kỳ Thôn ổ và Cung đình. Ở nông thôn khoảng hơn một ngàn năm trước các hào phú trúng mùa giết trâu bò tế Thần Nông vui mừng bày trò ca múa chọn những người ca hay múa đẹp trong những tá điền họ dựa theo những sự tích do người lớn kể lại có tính cách đề cao luân lý. Trang phục nội cụ sơ sài nhưng cũng phân biệt từng nhân vật vua tôi già trẻ nam nữ sang hèn. Không bao lâu bộ môn hát xướng từ thôn quê đến tai nhà vua vua truyền đưa vào cung xem thử thấy hay vua mới ra lệnh cho các quan văn chỉnh đốn soạn tuồng bắt cung nhân tập hát rồi lập ra một ban hát tại triều nội. Đây là dấu vết của sự định hình thời kỳ phôi thai của Hát bội. Tên gọi Đào - Kép xuất hiện cũng từ Hát bội mà ra. Tương truyền rằng vào khoảng thời Lý

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.