tailieunhanh - CƠ SỞ DI TRUYỀN TÍNH CHỐNG CHỊU ĐỐI VỚI THIỆT HẠI DO MÔI TRƯỜNG CỦA CÂY LÚA - CHƯƠNG 3
CƠ SỞ DI TRUYỀN TÍNH CHỐNG CHỊU KHÔ HẠN Khô hạn và mặn là hai yếu tố cơ bản làm hạn chế sự tăng trưởng và năng suất cây trồng. Mặc dù chúng ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tính trạng chống chịu khô hạn của cây trồng, trong suốt hai thập niên 1980 và 1990, nhưng thành tựu cụ thể về chọn tạo giống chống chịu khô hạn vẫn chưa mang lại ý nghĩa lớn lao (Reddy và ctv. 1999). Phương pháp tiếp cận thứ nhất là phương pháp phân tích sự đóng góp của các. | Chương 3 CƠ SỞ DI TRUYỀN TÍNH CHỐNG CHỊU KHÔ HẠN Khô hạn và mặn là hai yếu tố cơ bản làm hạn chế sự tăng trưởng và năng suất cây trồng. Mặc dù chúng ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tính trạng chống chịu khô hạn của cây trồng trong suốt hai thập niên 1980 và 1990 nhưng thành tựu cụ thể về chọn tạo giống chống chịu khô hạn vẫn chưa mang lại ý nghĩa lớn lao Reddy và ctv. 1999 . Phương pháp tiếp cận thứ nhất là phương pháp phân tích sự đóng góp của các tính trạng có liên quan với mô hình QTL quantitative trait loci . Phương pháp tiếp cận này phù hợp với hầu hết các loài cây trồng chủ yếu như cây lúa nhờ bản đồ di truyền với nhiều marker phân tử DNA phủ kín trên nhiễm sắc thể. Hầu hết các nghiên cứu về tính trạng chống chịu khô hạn đều quan tâm đánh giá các tính trạng có liên quan với đến sự sống và phát triển của. cây trồng trong điều kiện khô hạn. Phương pháp phân tích di truyền phân tử đã giúp cho nội dung ấy đạt hiệu qủa cao hơn trong khi thực hiện trên từng tính trạng trước khi chúng ta xem xét sự sống và phát triển của cây. Việc đánh giá kiểu hình của những tính trạng riêng biệt ấy là vô cùng quan trọng giống như việc đánh giá kiểu hình của sự đáp ứng cây trồng trong điều kiện được kiểm soát ở nhà lưới hay phòng thí nghiệm trước khi chúng ta đánh giá ngoài đồng ruộng. Một sự liên kết vô cùng chặt chẽ đã được chứng minh đó là thực hiện các bước trong qui trình MAS chọn giống nhờ marker phân tử Phương pháp tiếp cận thứ hai là sáng tạo ra một kiểu biến dị mới có chức năng được hiểu biết cặn kẽ trong phản ứng của cây trồng khi bị stress do khô hạn thông qua kỹ thuật chuyển nạp gen. Phương pháp chuyển nạp gen cho thấy đó là phương tiện nhiều tiềm năng để gắn vào cây mục tiêu một phổ rất rộng của các gen với khả năng điều tiết một cách linh hoạt ở vị trí up hoặc down trong quá trình biến dưỡng kết hợp với hiện tượng đáp ứng khi cây bị stress do khô hạn. Nhưng phương pháp chuyển nạp với một gen hay một nhóm gen trong một lộ trình đặc biệt nào đó có thể không .
đang nạp các trang xem trước