tailieunhanh - Mẫu Bearish Engulfing

Một khoảng trống tăng (dấu hiệu tăng giá) ở ngày thứ 2, nhưng sự tăng giá này không được duy trì lâu trước khi sự giảm giá xuất hiện trở lại và đẩy giá giảm tiếp tục. Không chỉ lấp đầy khoảng trống tăng được tạo lập tại giá mở cửa của ngày thứ 2, mà còn đẩy giá xuống dưới giá mở cửa của ngày hôm trước. | Mẫu Bearish Engulfing Mẫu đồ thị nến Bearish Engulfing (BeE) là mẫu đảo chiều giảm giá, thường xảy ra ở đỉnh của một chu kỳ tăng giá. Mẫu đồ thị này gồm có 2 nến: Nến nhỏ: là nến tăng (ngày thứ nhất) Nến lớn: là nến giảm (ngày thứ 2) Nói chung, nến tăng của ngày thứ nhất phải có thân nến nhỏ hơn thân nến giảm của ngày thứ 2. Một khoảng trống tăng (dấu hiệu tăng giá) ở ngày thứ 2, nhưng sự tăng giá này không được duy trì lâu trước khi sự giảm giá xuất hiện trở lại và đẩy giá giảm tiếp tục. Không chỉ lấp đầy khoảng trống tăng được tạo lập tại giá mở cửa của ngày thứ 2, mà còn đẩy giá xuống dưới giá mở cửa của ngày hôm trước. Với Mẫu BeE đã có sự thay đổi ý kiến của nhà đầu tư một cách lạ thường từ khoảng trống tăng tại giá mở cửa và tạo lập giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa của ngày hôm trước và hình thành một thân nến giảm. Sự giảm giá thành công khi đường giá phải vượt qua được sự tăng giá của ngày hôm trước và có thể tiếp tục ở các phiên sau đó. Đồ thị ví dụ minh hoạ: Dấu hiệu bán theo Mẫu BeE Có 3 phương pháp xác định tính hiệu bán khi sử dụng mẫu BeE: 1. Bán ngay tại giá đóng cửa của ngày thứ 2. Cần có một dấu hiệu mạnh để xác nhận việc bán này là chắc chắn; ví dụ như có sự tăng lên của khối lượng giao dịch đi kèm thì đường giá sẽ di chuyển giảm mạnh. 2. Bán ngay sau ngày Mẫu BeE xảy ra; chờ đợi cho tới khi Mẫu BeE đã hoàn thành và bán ra ngay sau ngày hôm sau. Nhưng nhà đầu tư cần phải chắc chắn rằng mẫu đảo chiều giảm giá thật sự xảy ra những ngày sau đó. Theo đồ thị ví dụ trên, nhà đầu tư gần như chắc chắn tiếp tục bán ra sau ngày xảy ra mẫu BeE. 3. Thông thường nhà đầu tư nên chờ đợi những tín hiệu khác để củng cố hay xác nhận tín hiệu bán; như là đường giá rớt xuống dưới đường hỗ trợ trước khi tung ra những lệnh bán. Theo đồ thị ví dụ trên, mẫu BeE xảy ra ngay tại lúc đường xu hướng giá bị bẻ gãy và giá đóng cửa rơi xuống dưới đường hỗ trợ.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN