tailieunhanh - Dạ cổ hoài lang

Dạ cổ hoài lang[1] là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu (1892-1976) sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Nghe Dạ cổ hoài lang (song tấu đàn tranh) Nghe Dạ cổ hoài lang (Hương Lan hát) Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp, các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp, mà thành bài vọng cổ đầu tiên. Nguyên nhân ra đời Theo báo Thanh Niên[2], thì Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) đã thổ lộ với bạn thân rằng: Tôi đặt bài. | Dạ cô hoài lang Dạ cổ hoài lang 1 là một bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu 1892-1976 sáng tác nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm. Nghe Dạ cổ hoài lang song tấu đàn tranh Nghe Dạ cổ hoài lang Hương Lan hát Từ bản Dạ cổ hoài lang mỗi câu 2 nhịp các nghệ sĩ sau này chuyển lên 4 nhịp rồi 8 nhịp mà thành bài vọng cổ đầu tiên. Nguyên nhân ra đời Theo báo Thanh Niên 2 thì Cao Văn Lầu Sáu Lầu đã thổ lộ với bạn thân rằng Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản Dạ cổ hoài lang tôi đã ăn ở với vợ tôi được 3 năm mà không có ra tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình không đem vợ trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lòng nhân hậu. Tác giả bài báo kể tiếp Trong thời gian dài phu thê phải cam chịu cảnh đêm đông gối chiếc cô phòng Sáu Lầu thường mượn tiếng đàn để vơi cơn phiền muộn. Và bản Dạ cổ hoài lang đã ra đời trong bối cảnh như thế. Tác giả Trung Tín trong một bài viết cho biết thêm hai lời kể nữa Lời kể của nhạc sĩ Hai Ngưu 3 Trong một đêm ông Sáu Lầu trực gác tại Nhà đèn Bạc Liêu vào năm 1920 do đau khổ trong hoàn cảnh nợ duyên ngang trái ông xúc cảm viết thành bản nhạc lòng Dạ cổ hoài lang Đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng . Sau khi bản Dạ cồ hoài lang ra đời. ít lâu sau nhờ vợ ông có thai hai vợ chồng ông được tái hợp để rồi sau đó hai ông bà đã có với nhau 6 người con. Lời kể của nhà giáo Trịnh Thiên Tư với ông Chín Tâm nguyên giảng viên Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn Năm ông Sáu Lầu 28 tuồi ông được lệnh mẹ phải thôi vợ vì lý do tam niên vô tự bất thành thê . Ông Sáu Lầu đau khồ nhưng không dám cãi lời mẹ dạy. Chiều chiều ông ôm cây đàn kìm ra sau vườn làm bạn tâm tình. Bài này lúc đầu có 22 câu và ông đặt tên là Hoài lang. Danh ca Bảy Kiên nhận thấy có vài câu trùng ý đề nghị rút lại còn 20 câu. Đồng thời ông Kiên còn thêm vào hai chữ dạ cồ thành ra Dạ cồ hoài lang . về lời ca nhạc sĩ Sáu Lầu phóng tác theo bài thơ Chinh phụ thán .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN