tailieunhanh - Luận văn : Những vấn đề liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng lâm sinh

Cơ sở để quản lý bảo tồn tổng hợp bao gồm chính sách, quy hoạch và quản lý bảo tồn; phương pháp tiếp cận phù hợp trong hoạt động quản lý, giám sát đánh giá phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH). Thực tế còn thiếu vắng cơ sở khoa học cho các vấn đề nêu trên. | 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM CAO THỊ LÝ NGHIÊN CỨU VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN RỪNG Ở MỘT SỐ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÙNG TÂY NGUYÊN Chuyên ngành Kỹ thuật lâm sinh Mã số 62 62 60 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2008 2 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Quản lý tổng hợp tài nguyên rừng TNR ở các khu bảo tồn KBT là cách tiếp cận để quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên TNTN hài hòa với phát triển kinh tế văn hóa xã hội trong các hệ thống sinh thái - nhân văn nhằm hướng đến mục tiêu quản lý tốt các giá trị của thiên nhiên phục vụ cho phát triển bền vững. Thực tế đang đối mặt với mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng tài nguyên với quản lý bảo tồn nghiêm ngặt do vậy cần có những giải pháp mang tính chiến lược để đáp ứng được định hướng này. Với đặc thù về các hệ sinh thái - nhân văn của Tây Nguyên quản lý bảo tồn trong hệ thống các KBT ở đây cũng gặp nhiều thách thức do yếu tố kinh tế xã hội mang lại. Thực tế cho thấy việc kết hợp bảo tồn với phát triển hay quản lý bảo tồn tổng hợp TNR là nhu cầu bức thiết. Cơ sở để quản lý bảo tồn tổng hợp bao gồm chính sách quy hoạch và quản lý bảo tồn phương pháp tiếp cận phù hợp trong hoạt động quản lý giám sát đánh giá phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học ĐDSH . Thực tế còn thiếu vắng cơ sở khoa học cho các vấn đề nêu trên. Với nhu cầu đó luận án được thực hiện nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất giải pháp quản lý bảo tồn tổng hợp TNR cho các KBT ở Tây Nguyên. Những điểm mới của luận án - Đề xuất hệ thống các giải pháp định hướng quản lý tổng hợp TNR ở một số vườn quốc gia VQG tại Tây Nguyên nhằm giải quyết hài hòa hai mục tiêu Sinh kế của cư dân vùng đệm và quản lý tài nguyên bảo tồn. - Đưa ra được hai giải pháp cụ thể phục vụ quản lý TNR bảo tồn bền vững trong từng điều kiện cụ thể ở mỗi VQG Định hướng giảm nghèo trên cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp và tạo cơ hội sinh kế từ lâm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.