tailieunhanh - VAI TRÒ CỦA HẢI PHỈ TRONG CHIẾN THẮNG KỶ DẬU

Chính sử Việt Nam cũng như của Trung Hoa khi chép về trận đánh mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789) thường chỉ miêu tả như một cuộc giao binh thuần tuý giữa hai quân đội nhà Thanh và Đại Việt, nhấn mạnh vào tài cầm quân, ưu và khuyết điểm của hai bên. Dù yêu hay ghét nhà Tây Sơn, sửû cũng chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh chính qui của quân đội – nhiều chỗ huyền thoại hoá, khen phò mã tốt áo, phóng đại kết quả mà quên đi sự phức tạp của thời đại trên cả chính. | VAI TRÒ CỦA HẢI PHỈ TRONG V V CHIẾN THẮNG KỶ DẬU A A Nguyễn Duy Chính VAI TRÒ CỦA HẢI PHỈ TRONG CHIẾN THẮNG KỶ DẬU Chính sử Việt Nam cũng như của Trung Hoa khi chép về trận đánh mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789 thường chỉ miêu tả như một cuộc giao binh thuần tuý giữa hai quân đội nhà Thanh và Đại Việt nhấn mạnh vào tài cầm quân ưu và khuyết điểm của hai bên. Dù yêu hay ghét nhà Tây Sơn sửu cũng chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh chính qui của quân đội - nhiều chỗ huyền thoại hoá khen phò mã tốt áo phóng đại kết quả mà quên đi sự phức tạp của thời đại trên cả chính trị kinh tế kỹ thuật lẫn hoàn cảnh xã hội. Những chi tiết cụ thể của chiến thắng này đã được khá nhiều tác giả Việt Nam miêu tả với đầy đủ chi tiết lên đến hàng ngàn bài viết và biên khảo hàng chục cuốn sách dày. Ở đây chúng tôi chỉ muốn đưa ra một góc cạnh xưa nay ít sử gia đề cập. Đó là vai trò của thành phần thương nhân trên mặt biển đời sống gắn liền với đại dương nhưng trong nhiều thế kỷ bị loại ra khỏi thành phần xã hội. Vô hình chung họ biến thành những kẻ sống ngoài vòng pháp luật gió chiều nào che chiều ấy nghiêng ngả tuỳ theo cách đối xử của nhà cầm quyền có khi là kẻ thù chung của mọi triều đình từ Nhật Bản xuống đến Đông Nam Á có khi được nuôi dưỡng để trở thành một chính quyền nho nhỏ như họ Trịnh ở Đài Loan thời Minh mạt Thanh sơ hoặc được tập hợp để trở thành một cánh quân đắc lực như thời Tây Sơn vào cuối thế kỷ thứ 18. Vai trò của họ không những góp phần khá nhiều vào những biến chuyển chính trị tại Việt Nam mà còn quan trọng trong chiến thắng đánh bại quân Thanh trở thành một chỗ dựa đáng kể để Nguyễn Huệ tính toán những bước ngoại giao sau trận đánh và nếu như ông không mất sớm rất có thể Việt Nam đã trở thành một trong những cường quốc trên biển cả vào đầu thế kỷ thứ 19. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CUỐI THẾ KỶ 18 Nhu cầu trao đổi của thế giới gia tăng khiến con người cần có những tàu thuyền lớn để vượt qua những vùng biển đầy sóng to gió cả nổi tiếng là nguy hiểm ở châu Phi và châu Á. Nhiều dân tộc biết .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
41    172    5    23-11-2024