tailieunhanh - ĐẤT NAM KỲ - TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI
Khi nghiên cứu lịch sử ra đời của đạo Cao Đài, nhiều tác giả thường không khỏi đặt câu hỏi: Tại sao đạo Cao Đài tất yếu phải được khai sinh ở Nam Kỳ chứ không thể ở Trung Kỳ hay Bắc Kỳ, dù rằng sau này đạo Cao Đài phát triển, đã truyền bá ra cả hai miền Trung, Bắc? Bài viết này, vì thế, thử góp phần minh chứng rằng chính Nam Kỳ là cái nôi thích hợp, là tiền đề văn hóa để mở đạo Cao Đài | I ĐẤT NAM KỲ - TIỀN ĐỀ VĂN HÓA I MỞ ĐẠO CAO ĐÀI ị ĐẤT NAM KỲ TIỀN ĐỀ VĂN HÓA MỞ ĐẠO CAO ĐÀI Lê Anh Dũng Khi nghiên cứu lịch sử ra đời của đạo Cao Đài nhiều tác giả thường không khỏi đặt câu hỏi Tại sao đạo Cao Đài tất yếu phải được khai sinh ở Nam Kỳ chứ không thể ở Trung Kỳ hay Bắc Kỳ dù rằng sau này đạo Cao Đài phát triển đã truyền bá ra cả hai miền Trung Bắc Bài viết này vì thế thử góp phần minh chứng rằng chính Nam Kỳ là cái nôi thích hợp là tiền đề văn hóa để mở đạo Cao Đài. Ở đây tôi đã chọn địa danh Nam Kỳ thay vì Nam Bộ. Tại sao vậy Khảo sát lịch sử ra đời những tên gọi cho miền đất phương Nam có thể xác định năm 1884 đời vua Minh Mạng địa danh Nam Kỳ bắt đầu xuất hiện theo nghĩa Kỳ là một cõi đất Nam Kỳ là cõi đất phương Nam. Mãi đến tháng 5-1945 sau khi Phát xít Nhật lật đổ thực dân Pháp 9-3 báo chí mới bắt đầu dùng tên gọi Nam Bộ thay cho Nam Kỳ theo nghĩa Bộ là một phần Nam Bộ là một phần đất nước ở phía Nam 1 . Đạo Cao Đài chính thức ra đời năm 1926 khi ấy cái tên Nam Bộ chưa hề có cho nên bài viết này dùng danh xưng Nam Kỳ là hoàn toàn hợp lý 2 . Ở đây tên gọi Nam Kỳ được tạm hiểu là cái tên mang tính văn hóa nó liên hệ thời gian từ những năm 20 của thế kỷ XX khi đạo Cao Đài ra đời trở ngược về thế kỷ XVII thời Nam tiến khẩn hoang phá rừng dựng nước của các thế hệ lưu dân triều Nguyễn chứ không chỉ hạn định cho tới năm 1834 là khi danh xưng Nam Kỳ Lục Tỉnh chính thức đi vào lịch sử dân tộc. Mở đầu Trong chuyên luận Chính trị nông dân và giáo phái thầy tu trong đạo Cao Đài ở Việt Nam xuất bản ở Mỹ năm 1981 Jayne Susan Werner cho biết Đạo Cao Đài được thành lập ở Sài Gòn năm 1925 . . Không lâu sau khi thành lập tôn giáo mới này đã có được đông đảo tín đồ ở khắp cả Nam Kỳ 3 . Căn cứ theo Số ước lượng tín đồ Cao Đài do Thống đốc Nam Kỳ cho biết trong một báo cáo gởi Toàn quyền Đông Dương ngày 14-12-1934. Hồ sơ riêng của Thống đốc Pagès 4 Werner viết Vào khoảng năm 1930 có từ năm trăm ngàn tới một triệu nông dân theo Đạo trong lúc tổng số dân là bốn tới .
đang nạp các trang xem trước