tailieunhanh - Lịch sử phép Ghép Giác Mạc

Giác mạc là mô trong suốt duy nhất của cơ thể sinh vật. Tính chất này có được là nhờ tổ chức cơ cấu của nó rất đều đặn nên cho ánh sáng qua được. Từ rất lâu, người ta đã nhận thấy nhiều khó khăn khi giác mạc bị mờ và nguời ta đã tưởng tượng các cách chữa trị khác nhau để chữa sự rối loạn này hầu giúp những bệnh nhân nhìn tốt hơn. Cuộc giải phẫu này có nhiều tiến bộ lớn, giúp nhiếu bệnh nhân có được cuộc sống bình thường như mọi người | Lịch sử phép Ghép Giác Mạc Giác mạc - hình của Patrick Carrier cornée giác mạc Giác mạc là mô trong suốt duy nhất của cơ thể sinh vật. Tính chất này có được là nhờ tổ chức cơ cấu của nó rất đều đặn nên cho ánh sáng qua được. Từ rất lâu người ta đã nhận thấy nhiều khó khăn khi giác mạc bị mờ và nguời ta đã tưởng tượng các cách chữa trị khác nhau để chữa sự rối loạn này hầu giúp những bệnh nhân nhìn tốt hơn. Cuộc giải phẫu này có nhiều tiến bộ lớn giúp nhiếu bệnh nhân có được cuộc sống bình thường như mọi người. Thời xa xưa Chắc là người Ai Cập thán phục sự trong suốt của giác mạc nên họ để các bức tượng có cái nhìn sâu thẳm với giác mạc trong suốt Galien Y sĩ Hy Lạp Galien nói rằng có thể gỡ phần ngài của giác mạc - Kératectomie superficielle Abrasio cornea . Giải phẫn này chắc chắn là rất khó thực hiện thời bấy giờ Guillaume Pellier de Quengsy 1751-1835 là bác sĩ nhãn khoa ở tỉnh Montpellier Pháp. Năm 1789 ông có in quyển sách tưa đề Précis ou Cours d Opérations sur la Chirurgie des Yeux nói rằng có khả năng thay thế giác mạc bị hỏng bằng miếng kính đặt trong một cái vòng bằng bạc được gắn liền với sclère bằng chỉ coton. Việc này đã hìh dung trước giác mạc nhân tạo mà ngày nay các nhà khoa học nghiên cứu. Pellier de Quengsy học Nhãn khoa từ cha ông và được xem là chuyên môn khó nhất của các ngành giải phẫu. Erasmus Darwin 1731-1802 tưởng tượng thủ thuật khoan xương trepanation để gỡ giác mạc mờ như này ngày nay đang dùng Thời Hiện đại Phải chờ đến năm 1847 Sir William Bowman 1816-1892 mới mô tả rõ ràng mô giác mạc. Tên ông được đưa vào - màng Bowman- để chỉ cái màng ở giữa biểu mô épithélium và stroma phần sâu hơn của giác mạc. Sự xuất hiện của đèn có khe Lampe à fente cuối thế kỳ XIX và đầu thế kỳ XX cho phép nghiên cứu giác mạc in vivo bởi vì kính hiển vi sinh học này giúp cho nghiên cứu tinh vi giác .