tailieunhanh - File SALT: Ngôn ngữ hỗ trợ tiếng nói trên web

Việc sử dụng điện thoại để truy cập các dịch vụ tự động như kiểm tra tài khoản ngân hàng hay lịch bay không phải là điều mới mẻ. Những hệ thống như vậy cho phép người gọi trả lời các câu hỏi hay chọn các tùy chọn, và hệ thống sẽ đáp trả bằng các câu nói thâu âm sẵn hay dùng kỹ thuật tổng hợp tiếng nói. Các hệ thống nhận dạng tiếng nói tương tác (IVR - Interactive Voice Recognition) đã xuất hiện nhiều năm nay và là trải nghiệm ban đầu về công nghệ tiếng. | SALT Ngôn ngữ hỗ trợ tiếng nói trên web Việc sử dụng điện thoại để truy cập các dịch vụ tự động như kiểm tra tài khoản ngân hàng hay lịch bay không phải là điều mới mẻ. Những hệ thống như vậy cho phép người gọi trả lời các câu hỏi hay chọn các tùy chọn và hệ thống sẽ đáp trả bằng các câu nói thâu âm sẵn hay dùng kỹ thuật tổng hợp tiếng nói. Các hệ thống nhận dạng tiếng nói tương tác IVR - Interactive Voice Recognition đã xuất hiện nhiều năm nay và là trải nghiệm ban đầu về công nghệ tiếng nói đối với nhiều người. Sau khi World Wide Web phát triển vào những năm 1990 và các công nghệ web trở nên chuẩn hóa và phổ biến các nhà phát triển công nghệ tiếng nói bắt đầu tìm kiếm phương thức kết hợp tiếng nói với web. Tất nhiên phương thức đầu tiên là phối hợp các công nghệ điện thoại IVR chuyên biệt trước đây với năng lực của cơ sở hạ tầng máy chủ web. Và người ta nhanh chóng nhận ra nhu cầu về một ngôn ngữ chuẩn chuyên biệt dựa trên XML. Ngôn ngữ này cho phép định nghĩa ngữ cảnh và luận lý điều khiển ứng dụng IVR trong môi trường web. Ngôn ngữ VoiceXML được VoiceXML Forum http phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu này. VoiceXML Forum được thành lập vào năm 1999 bao gồm các công ty AT T IBM Lucent và Motorola hiện nay số công ty thành viên đã lên đến hàng trăm. Việc đưa ra VoiceXML không chỉ tạo nên các giải pháp IVR mở và linh hoạt hơn nó còn cho phép truy cập đến ứng dụng web bằng tiếng nói. Song song với những phát triển trong việc tích hợp tiếng nói v à web máy tính cá nhân PC ngày càng trở nên đủ mạnh để xử lý các tác vụ cơ bản của công nghệ tiếng nói nhận dạng tiếng nói dữ liệu đầu vào và thể hiện tiếng nói dữ liệu đầu ra . Đây quả là kỳ công nếu biết rằng vào những năm 1970 người ta phải cần đến 50 máy tính cho hệ thống HAPPY của trường đại học Carnegie Mellon để thực hiện nhận dạng câu nói liên tục với tốc độ đàm thoại tự nhiên . Nhờ sự phát triển của PC cũng như sự phát triển của chính các công nghệ tiếng nói người dùng máy tính bắt đầu có cơ hội trải .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN