tailieunhanh - Tiểu luận: Sức khỏe tâm thần

Bối cảnh: Có rất ít các nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) của sinh viên các trường Đại học/Cao đẳng ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam. Nghiên cứu này tiến hành nhằm xác định một số vấn đề về sức khỏe tâm thần, các yếu tố nguy cơ cũng như bảo vệ đối với vấn đề này ở sinh viên chính quy của 2 khoa Y tế công cộng (YTCC) và Điều dưỡng (ĐD) tại Đại học Y Dược (ĐHYD ), Việt Nam. Mục tiêu: Xác. | SỨC KHỎE TÂM THẦN TÓM TẮT Bối cảnh Có rất ít các nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề sức khỏe tâm thần SKTT của sinh viên các trường Đại học Cao đẳng ở khu vực Đông Nam Á đặc biệt là ở Việt Nam. Nghiên cứu này tiến hành nhằm xác định một số vấn đề về sức khỏe tâm thần các yếu tố nguy cơ cũng như bảo vệ đối với vấn đề này ở sinh viên chính quy của 2 khoa Y tế công cộng YTCC và Điều dưỡng ĐD tại Đại học Y Dược ĐHYD Việt Nam. Mục tiêu Xác định các vấn đề về SKTT và các yếu tố liên quan bao gồm cả yếu tố bảo vệ và yếu tố nguy cơ có tác động đến SKTT của sinh viên khoa YTCC và ĐD tại ĐHYD . Phương pháp Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang trên 401 sinh viên của 2 khoa. Bộ câu hỏi tự điền được thiết kế gồm các đề mục về đặc tính dân số cấu trúc chức năng gia đình các sự kiện gây áp lực trong cuộc sống và sự gắn bó của sinh viên đối với nhà trường. Ngoài ra bộ câu hỏi cũng sử dụng những thang đo về các mức độ Trầm cảm Lo âu Hạnh phúc và Hy vọng Kết quả Sinh viên nữ có khuynh hướng lo âu nhiều hơn nhưng lại ít trầm cảm hơn sinh viên nam. Những yếu tố gia đình có ảnh hưởng đến mức độ trầm cảm của sinh viên nam trong khi những yếu tố liên quan đến môi trường học tập có mối liên hệ mạnh mẽ với mức độ trầm cảm của sinh viên nữ. Chiều hướng tích cực của sức khỏe tâm thần được đo lường thông qua các thang đo về hạnh phúc và hy vọng trên sinh viên nam chịu ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến nhà trường. Đối với nữ tất cả các nhóm biến độc lập bao gồm các đặc điểm về gia đình nhà trường và xã hội đều có tác động đến cảm nhận về hạnh phúc và hy vọng của họ. Kết luận SKTT của đối tượng sinh viên không chỉ chịu ảnh hưởng của chất lượng môi trường học tập và gia đình mà còn bị chi phối bởi các đặc điểm cá nhân và xã hội. Những nỗ lực để nâng cao SKTT của sinh viên các trường Đại học Cao đẳng là rất quan trọng đặc biệt là ở các quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế và biến đổi xã hội nhanh như Việt Nam. Đây là vấn đề cần được ưu tiên trong chương trình y tế công

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.