tailieunhanh - TÌM HIỂU HELICOBACTER PYLORI
Những năm đầu thế kỷ XX, người ta cho rằng cơ chế bệnh sinh của LDDTT là do sự mất cân bằng giữa hệ thống phá hủy (acid dịch vị, pepsin) và hệ thống bảo vệ (lớp mucin, niêm mạc dạ dày). Do vậy, việc điều trị tập trung chủ yếu làm giảm tiết acid và tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặc dù các ổ loét được trị lành khi dùng các thuốc ức chế tiết acid mạnh như thuốc ức chế bơm proton (PPI) nhưng loét lại rất dễ bị tái phát sau. | HELICOBACTER PYLORI MỞ ĐẦU Những năm đầu thế kỷ XX người ta cho rằng cơ chế bệnh sinh của LDDTT là do sự mất cân bằng giữa hệ thống phá hủy acid dịch vị pepsin và hệ thống bảo vệ lớp mucin niêm mạc dạ dày . Do vậy việc điều trị tập trung chủ yếu làm giảm tiết acid và tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Mặc dù các ổ loét được trị lành khi dùng các thuốc ức chế tiết acid mạnh như thuốc ức chế bơm proton PPI nhưng loét lại rất dễ bị tái phát sau khi ngưng thuốc cho nên cần được điều trị duy trì lâu dài 8 . Từ hơn 100 năm trước đây Gulio Bizzozero lần đầu tiên ghi nhận có sự hiện diện của một loại vi sinh sống ở dạ dày của chó. Tiếp theo nhiều nhà khoa học cũng tìm thấy một loại xoắn khuẩn hiện diện trong lớp nhầy của dạ dày nhưng lại thất bại trong việc nuôi cấy vi khuẩn. Mãi đến năm 1982 Robin Warren cùng với người học trò của mình là Barry Marshall đã thành công trong việc nuôi cấy vi khuẩn và đặt tên là Campylobacter pylori. Năm 1983 sự phát hiện ra Campylobacter pylori và mối liên quan của nó với bệnh LDDTT đã chính thức được công bố trên báo Lancet 8 . Từ đó đã mở ra những thay đổi về quan niệm bệnh sinh và cách điều trị LDDTT. Nhờ công phát hiện ra Hp hai nhà khoa học người Úc này đã được trao giải thưởng Nobel Y học vào năm 2005. HELICOBACTER PYLORI LÀ GÌ Đây là một loại xoắn khuẩn Gram âm có từ 3-5 chiên mao. Nhờ cấu tạo này mà vi khuẩn có thể chui sâu và sống được trong lớp nhầy bao phủ trên niêm mạc dạ dày. Khi nghiên cứu kỹ horn về các đặc tính di truyền của vi khuẩn người ta nhận thấy nó không hoàn toàn giống như Campylobacter. Do vậy vi khuẩn đã được chính thức đổi tên thành Helicobacter pylori Helix xoắn bacter khuẩn pylori sống ở hang môn vị . Hp còn có khả năng tiết ra men urease làm thủy phân urê thành CO2 và amôniắc NH3 tạo nên một lớp có tính kiềm bao bọc xung quanh vi khuẩn. Khi gặp môi trường không thuận lợi vi khuẩn có thể biến đổi thành dạng hình cầu tạm ngưng hoạt động và ngưng tiết men urease. Đến khi gặp điều kiện thích hợp nó sẽ hoạt
đang nạp các trang xem trước