tailieunhanh - Thiên - địa - nhân trong kiến trúc nhà sàn người Thái cổ Tây Bắc

Nhà sàn của người Thái cổ Tây Bắc là một công trình kiến trúc tài hoa, hòa đồng giữa các yếu tố: Thiên - Địa - Nhân, thể hiện một trình độ phát triển cao nhận thức về vũ trụ, về cuộc sống và trình độ thẩm mỹ đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Các bản mường của người Thái vùng Tây Bắc thường tập trung bên suối, chân đồi, tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình mà mỗi ngôi nhà là một điểm nhấn và là trung tâm của mọi hoạt động. Cũng như nhiều dân tộc. | Thiên - địa - nhân trong kiến trúc nhà sàn người Thái cổ Tây Bắc Nhà sàn của người Thái cổ Tây Bắc là một công trình kiến trúc tài hoa hòa đồng giữa các yếu tố Thiên - Địa - Nhân thể hiện một trình độ phát triển cao nhận thức về vũ trụ về cuộc sống và trình độ thẩm mỹ đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Các bản mường của người Thái vùng Tây Bắc thường tập trung bên suối chân đồi tạo nên cảnh sơn thủy hữu tình mà mỗi ngôi nhà là một điểm nhấn và là trung tâm của mọi hoạt động. Cũng như nhiều dân tộc khác người Thái cổ Tây Bắc quan niệm vũ trụ ba tầng thông tỏ và giao cảm mọi hoạt động nếu thuận theo các yếu tố đó sẽ có hiệu quả cao mà kiến trúc nhà sàn không nằm ngoài quỹ đạo đó. Thiên bao gồm quan niệm về vũ trụ về các thế lực siêu nhiên chi phối mọi hoạt động của con người cùng với điều kiện sống và phong tục tập quán. Nhà sàn của người Thái cổ Tây Bắc thường có hai đầu hồi khum khum như mai rùa gọi là Tụp cống gắn với truyền thuyết thuở khai thiên lập địa thần rùa đã dạy cho người Thái biết cách làm nhà. Kết cấu kiểu mái này còn làm tăng vẻ đẹp và sự bền vững của ngôi nhà trước thời tiết khắc nghiệt của Tây Bắc. Trên đòn nóc ở hai đầu hồi có trang trí hai thanh gỗ đóng chéo nhau hình chữ X gọi là Khau cút . Tùy theo hoàn cảnh gia đình và địa vị xã hội mà khau cút có cách trang trí riêng từ đơn giản tới phức tạp. Trên khau cút trang trí nhiều hoa văn họa tiết hình trăng khuyết hoa sen búp cây guột. và đều có hoa đực và hoa cái tượng trưng cho âm dương và khát vọng sinh sôi phát triển. Trong ngôi nhà sàn bao giờ cũng có cột thiêng sau hẹ . Trên cột thiêng có lồng một giỏ tre tượng trưng cho bầu trời được gọi là chóp nguôm trên đó treo hình thần rùa bằng gỗ ba bông lúa ba bông thì là gói hạt rau cải và linh vật của nam nữ đẽo bằng gỗ cùng thanh gươm. Cột thiêng như cầu nối đất với trời chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Trên đầu kèo và bậu cửa sổ được trang trí nhiều hình kỷ hà hoa văn họa tiết mô phỏng cỏ cây hoa lá chim thú với từng cặp đối xứng theo nguyên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN