tailieunhanh - BỆNH GÚT

Tham khảo tài liệu 'bệnh gút', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | BỆNH GÚT 1. Đại cương. . Khái niệm Gút là bệnh do sự lắng đọng các tinh thể monosodium trong tổ chức hoặc do sự bão hoà axit uric trong dịch ngoại bào. Lâm sàng của bệnh Gút có những đặc điểm sau Các đợt viêm khớp hoặc viêm tổ chức cạnh khớp hay tái phát. Có sự lắng đọng muối urat trong các tổ chức sụn xương phần mềm ổ khớp gọi là hạt Tophi. Tăng axit uric trong máu. Lắng đọng muối urát ở thận gây suy thận gọi là tổn thương thận do Gút . Rối loạn chuyển hoá trong bệnh Gút là tăng axit uric máu axit uric máu tăng gấp 2 lần độ lệch chuẩn SD ở nam thường 7 mg dl và nữ 6 mg dl . . Dịch tễ học Gút chủ yếu gặp ở nam giới tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm khoảng 90 các trường hợp hay gặp nhất ở độ tuổi trên 40 bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ ở nữ bệnh ít khi xảy ra trước tuổi mãn kinh. Tần suất bệnh vào khoảng 0 1 - 0 2 tổng số bệnh nói chung 0 4 - 5 tổng số bệnh khớp. Bệnh có liên quan đến mức sống và chế độ dinh dưỡng tỉ lệ mắc bệnh cao ở những nước có nền kinh tế phát triển. Tăng axit uric máu chiếm khoảng 5 người lớn nhưng chỉ có khoảng 25 số người tăng axit uric máu xuất hiện bệnh Gút. 2. Sinh lý bệnh tăng axit uric máu. . Chuyển hoápurin và sự tạo thành axit uric Axit uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái biến purin. Giới hạn hoà tan của urat natri khoảng 6 7 mg dl ở nhiệt độ 370C. Nồng độ axit uric máu trung bình ở nam 5 1 1 0 mg dl 420ưmmol lít ở nữ 4 0 1mg dl 360pmmol lít . Khi nồng độ axit uric máu vượt qua giới hạn trên được coi là có tăng axit uric. Bình thường quá trình tổng hợp và bài tiết axit uric ở trạng thái cân bằng. Tổng lượng axit uric trong cơ thể có khoảng 1000mg khoảng 650mg được tổng hợp mới và cũng với số lượng tương tự đào thải chủ yếu qua thận. Ribose-5-P ATP 5Phosphoribosyl-1-Pyrophosphat PRPP glutamin amin Glycin Formate Axit nucleic Axit nucleic Axit guanylic r Axit inosinic t Axit adenylic z Guanosin z z PRPP o PRPP Inosin-- Adenosin PRPP Adenin Guanin Hypoxanthin 2 8 Dioxyadenin .