tailieunhanh - BỆNH BASEDOW – PHẦN 1 (Basedow’s disease)
Bệnh Basedow là bệnh cường chức năng, phì đại và cường sản tuyến giáp. Những biến đổi bệnh lý trong các cơ quan và tổ chức là do tác dụng của các hormon tuyến giáp tiết quá nhiều vào trong máu. Hiện nay, bệnh Basedow được xác định là bệnh có cơ chế tự miễn dịch do đó có thể định nghĩa bệnh dưới dạng sau: Bệnh Basedow là bệnh cường chức năng tuyến giáp kết hợp với bướu phì đại lan toả do kháng thể kích thích trực tiếp thụ cảm thể tiếp nhận TSH gây tăng nồng. | BỆNH BASEDOW - PHẦN 1 Basedow s disease 1. Đại cương. . Định nghĩa Bệnh Basedow là bệnh cường chức năng phì đại và cường sản tuyến giáp. Những biến đổi bệnh lý trong các cơ quan và tổ chức là do tác dụng của các hormon tuyến giáp tiết quá nhiều vào trong máu. Hiện nay bệnh Basedow được xác định là bệnh có cơ chế tự miễn dịch do đó có thể định nghĩa bệnh dưới dạng sau Bệnh Basedow là bệnh cường chức năng tuyến giáp kết hợp với bướu phì đại lan toả do kháng thể kích thích trực tiếp thụ cảm thể tiếp nhận TSH gây tăng nồng độ hormon tuyến giáp trong máu. . Danh pháp Bệnh mang nhiều tên gọi khác nhau tùy tập quán quen dùng ở từng quốc gia Bệnh Graves. Bệnh Parry. Bệnh bướu tuyến giáp có lồi mắt. Bệnh bướu tuyến giáp lan toả nhiễm độc có không có biểu hiện bệnh lý mắt. Bệnh cường chức năng tuyến giáp miễn dịch. Bệnh cường chức năng tuyến giáp tự miễn dịch. Cần phân biệt 2 khái niệm cường giáp và nhiễm độc hormon giáp. - Cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp với hậu quả là sự sản xuất hormon tuyến giáp T3 hoặc T4 nhiều hơn bình thường. - Nhiễm độc giáp là tình trạng tăng hormon tuyến giáp trong huyết tương gây nên những thay đổi ở các cơ quan và tổ chức. Danh từ nhiễm độc hormon giáp được dùng để chỉ toàn bộ các tổn hại này. Các trạng thái lâm sàng của cường giáp phụ thuộc chặt chẽ vào các cơ chế sinh lý bệnh tuy nhiên bệnh cảnh lâm sàng chung là tình trạng nhiễm độc hormon giáp. 2. Cơ chế bệnh sinh. Từ khi phát hiện ra bệnh Basedow năm 1840 đến nay đã có nhiều giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của bệnh. Hiện nay dưới ánh sáng của miễn dịch học người ta nhận thấy bệnh được sinh ra là do cơ chế tự miễn dịch. Đa số các tác giả cho rằng đây là một rối loạn tự miễn dịch cơ quan đặc hiệu với sự xuất hiện của kháng thể kháng thụ cảm thể tiếp nhận TSH. Kháng thể này có tác dụng kích thích tuyến giáp nên được gọi là kháng thể kích thích tuyến giáp TSI thyroid stimulating immunoglobulins hay TSAb thyroid stimulating antibodies kháng thể này tác động như một
đang nạp các trang xem trước