tailieunhanh - Sáng tạo ở bên bờ hỗn độn...
Thế kỷ 20 đã đi qua, và với những gì mà thế kỷ vĩ đại đó để lại cho con người thì có lẽ còn cần có thêm nhiều thời gian nữa để ta có thể cảm nhận và thấu hiểu dần dần. Đối với tôi, điều lớn nhất mà tôi cảm nhận được (mới là cảm nhận, chứ chưa dám nói là thấu hiểu) là thế kỷ đó đã phát hiện cho chúng ta biết rằng thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới sáng tạo, và trong thế giới sáng tạo đó, con người. | Sáng tạo ở bên bờ hôn độn. GS. Phan Đình Diệu Tạp chí Tia Sáng Thế kỷ 20 đã đi qua và với những gì mà thế kỷ vĩ đại đó để lại cho con người thì có lẽ còn cần có thêm nhiều thời gian nữa để ta có thể cảm nhận và thấu hiểu dần dần. Đối với tôi điều lớn nhất mà tôi cảm nhận được mới là cảm nhận chứ chưa dám nói là thấu hiểu là thế kỷ đó đã phát hiện cho chúng ta biết rằng thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới sáng tạo và trong thế giới sáng tạo đó con người đã sáng tạo ra những cuộc cách mạng về nhận thức làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về thiên nhiên xã hội và về chính bản thân mình. Qua bao thế kỷ từ thời các trí tuệ vĩ đại như Newton Descartes đặt nền móng cho nhận thức khoa học con người đã quen nhìn thế giới như những bộ máy cơ giới vận động theo các quy luật tất định và nhiệm vụ của con người là phát hiện ngày càng nhiều càng đầy đủ các quy luật như vậy để mà chế ngự mà khai thác cái thế giới khách quan theo những mục tiêu do mình đặt ra. Chúng ta tưởng có thể nhìn sự vật khắp nơi như các hệ thống tất định tuyến tính có các trạng thái cân bằng để mà yên ổn tiến tới. Và trong bối cảnh đó tư duy của chúng ta dần dần gắn bó với động lực học Newton thuyết duy lý Descartes toán học Leibnitz và lôgíc Aristote. Tatá cả những yếu tố đó tạo nên một nền tảng vững chắc cho nhận thức của con người đủ sức giúp con người đạt đến nhiều đỉnh cao của sáng tạo và cũng đã nhiều lúc đủ mạnh để cản đường con người vươn ra những chân trời mới lạ. Và rồi thế kỷ 20 đã đến trí tuệ con người đã bùng nở với những cuộc cách mạng tự giải phóng vượt qua mọi rào cản để khai phá những con đường mới của nhận thức mang đến những cách nhìn mới lạ về thế giới mà ta đang sống. Ta quen biết dần với cách mà nhiều nhà khoa học xếp hàng các phát minh chủ yếu làm nên các cuộc cách mạng đó lý thuyết tương đối vật lý lượng tử từ buổi đầu thế kỷ và rồi các lý thuyết về phức tạp về hỗn độn. họp thành cái gọi là các khoa học mới vào những thập niên cuối thế kỷ. Các hệ thống thích nghi phức tạp.
đang nạp các trang xem trước