tailieunhanh - KỸ THUẬT CƠ BẢN TRONG SINH HỌC PHÂN TỬ part 9

XIII. Phương pháp tạo thể đột biến nhân tạo Để phân tích và xác định các miền cơ năng trong phân tử DNA như promoter, enhancer. cũng như các miền cơ năng trong phân tử protein (trung tâm hoạt động của enzyme.) người ta phải chế tác một cách có chủ định và di nhập các biến dị nhân tạo vào các DNA đã được clone hóa. Phương pháp tạo thể biến dị nhân tạo có thể bao gồm việc chế tác thể đột biến khuyết tổn (deletion mutant) và chế tác thể đột biến điểm (point mutant). 1. Chế tác. | 1 4 3 XIII. Phương pháp tạo thể đột biến nhân tạo Để phân tích và xác định các miền cơ năng trong phân tử DNA như promoter enhancer. cũng như các miền cơ năng trong phân tử protein trung tâm hoạt động của enzyme. người ta phải chế tác một cách có chủ định và di nhập các biến dị nhân tạo vào các DNA đã được clone hóa. Phương pháp tạo thể biến dị nhân tạo có thể bao gồm việc chế tác thể đột biến khuyết tổn deletion mutant và chế tác thể đột biến điểm point mutant . 1. Chế tác thể đột biến khuyết tổn Có thể dùng exonuclease Bal 31 trong chế tác một loạt thể biến dị khuyết tổn có phương hướng từ đầu phân tử DNA. Enzyme này tiêu hóa dần DNA với vận tốc khoảng 50 bp phút. Vì vậy tùy thời gian ủ mà ta có sản phẩm thu được dài hay ngắn. Hình 13 Một trường hợp xử lý DNA băng enzyme Bal 31. DNA bị cắt ngắn dần phụ thuộc thời gian xử lý lần lượt các làn từ trái sang phải sau xử lý 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 và 20 phút. Vấn đề quan trọng là ở chỗ làm thế nào để có thể tiêu hóa đoạn DNA xác định từ một hướng. Để thực hiện được việc này người ta clone hóa DNA xác định vào plasmid bằng hai enzyme hạn chế khác nhau chẳng hạn A và B ta có plasmid mạch vòng sau đó dùng một trong hai enzyme hạn chế này chẳng hạn enzyme A cắt plasmid tại điểm nối làm plasmid tổ hợp có mạch thẳng . Từ điểm nối này nếu cho DNA phản ứng với Bal 31 thì một đầu của DNA đã định đó và một đầu tự do của plasmid 144 bị cắt cụt dần. Sau khi cắt bằng Bal 31 người ta dùng enzyme Klenow làm bằng đầu DNA rồi dùng linker kết nối các đầu để có chỗ cho enzyme hạn chế hoạt động khi đó xử lý lại bằng enzyme hạn chế A sẽ tạo được đầu dính. Đến đây dùng enzyme B cắt tiếp để đoạn còn lại của DNA đích đứt khỏi đoạn DNA còn lại của plasmid. Sau khi phân li bằng điện di trong gel và tinh chế người ta thu lại được đoạn DNA đích đã bị cắt cụt một phần và có hai đầu dính trong đó một đầu đặc hiệu enzyme A còn đầu khác đặc hiệu enzyme B. Dùng enzyme ligase T4 kết nối với plasmid có cặp đầu dính tương tự ta sẽ lại tổ hợp được đoạn .

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.