tailieunhanh - Cải tổ hệ thống nghiên cứu khoa học

Ở phần kết bài viết trên TBKTSG số ra ngày 25-10-2007, GS Hoàng Tụy có nói tới “sự sai lầm hệ thống” trong hai lĩnh vực giáo dục và khoa học hiện nay của đất nước. Mục tiêu của bài sau đây là thử tiếp tục đi tìm cội rễ của cái “sai lầm hệ thống” ấy trong lĩnh vực hoạt động khoa học, xét dưới hai góc độ định chế và tư tưởng. | Cải tổ hệ thống nghiên cứu khoa học Ở phần kết bài viết trên TBKTSG số ra ngày 25-10-2007 GS Hoàng Tụy có nói tới sự sai lầm hệ thống trong hai lĩnh vực giáo dục và khoa học hiện nay của đất nước. Mục tiêu của bài sau đây là thử tiếp tục đi tìm cội rễ của cái sai lầm hệ thống ấy trong lĩnh vực hoạt động khoa học xét dưới hai góc độ định chế và tư tưởng. Nhìn chung cho đến nay hầu như ai cũng đồng ý rằng nền khoa học của Việt Nam hiện nay quá mỏng manh và mờ nhạt. Năm 2006 ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học mới chỉ đạt 0 43 tính trên tổng sản phẩm trong nước số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ - KH CN trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 1 3 vào năm 2005 còn ở Hàn Quốc là 2 64 và Nhật 3 45 vào năm 2003. Điều đáng nói là mức chi cho nghiên cứu ngoài ngân sách nhà nước của các tổ chức và doanh nghiệp tư nhân có lẽ chưa chiếm tỷ lệ đáng kể bao nhiêu. Còn số người trực tiếp làm công tác nghiên cứu khoa học cũng chỉ có trên dưới 40 ngàn người khoảng 1 4 con số này ở TPHCM tức rất thấp chỉ bằng khoảng 0 05 100 người dân trong khi con số này ở Hàn Quốc là 2 19 hay ở Mỹ 3 67 năm 2003 . Nói đến các nguyên nhân của tình trạng lạc hậu của nền khoa học người ta có thể nghĩ tới yếu tố kinh tế mức đầu tư quá thấp chẳng hạn yếu tố trình độ hay phẩm chất của người nghiên cứu mà nhiều người đã lên tiếng báo động hoặc yếu tố quản lý. Một cuộc thăm dò của Sở KH CN TPHCM cho biết có tới 98 trong số 233 cán bộ khoa học được hỏi trả lời rằng cần đổi mới chính sách và cơ chế quản lý hoạt động khoa học SGGP 17-3-2006 tr. 9 . Ngày 5-9-2005 chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 115 về cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của các tổ chức nghiên cứu công lập. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở những nguyên nhân ấy thì chúng tôi cho rằng vẫn chưa đụng chạm tới những chiều sâu gốc rễ của vấn đề. Bài này có ý định đề cập tới hoạt động nghiên cứu khoa học xét như là một định chế xã hội và xét như là một dạng hoạt động đặc thù của tư duy. Nhà nước và khoa học Cũng tương tự như nhiều định chế xã hội khác như

TỪ KHÓA LIÊN QUAN